Công nghệ mai táng người chết thân thiện với môi trường
Hỏa thiêu và chôn cất là 2 hình thức an táng hợp pháp và phổ biến dành cho những người đã khuất. Tuy nhiên, hỏa táng hay mai táng đều tác động không nhỏ đến môi trường. Vì vậy, các nhà khoa học đáng hướng đến các loại hình an táng sạch hơn, trong đó điển hình là 2 giải pháp: mai táng sinh thái học (ủ xác) sử dụng kỹ thuật hạ nhiệt độ và làm đông lạnh khô. Giải pháp còn lại là resomation - một quá trình thủy phân kiềm đặc biệt để phân hủy xác chết. Kết quả thu được trong cả 2 loại hình an táng là một loại bột tương tự tro cốt.

Mặc dù vấn đề an táng cho người quá cố không gây nhiều tranh cãi nhưng hầu hết mọi người đếu muốn được hỏa thiêu hoặc chôn cất tùy theo phong tục, tín ngưỡng, tài chính và nhiều yếu tố khác.


Mai táng là hình thức phổ biến nhất và có từ lâu đời. Tuy nhiên, mai táng lại chiếm dụng một diện tích đất khá lớn, tốn chi phí mua đất tại nghĩa trang và nhân công để xây cất những ngôi mộ. Ngoài ra, formandehit và các chất hóa học sử dụng trong việc tẩm liệm sau một thời gian sẽ ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước. Ở Việt Nam, không ít hộ dân sống gần các nghĩa trang đang phải sử dụng những nguồn nước bị nhiễm "mỡ" và vi khuẩn E.coli.


Hỏa táng là một hình thức thay thế cho mai táng, nhưng các lò thiêu sử dụng một lượng lớn nhiên liệu không tái tạo để duy trì nhiệt độ từ 800 đến 1000 độ C. Mặc dù đã có một số công nghệ giúp các lò thiêu hoạt động hiệu quả và sạch hơn. Tuy nhiên, trung bình mỗi lần hỏa thiêu, lò thải ra 200kg CO2 và nhiều loại khí độc hại khác vào môi trường.


Ngoài ra, để làm nên những chiếc quan tài hay các hũ đựng tro cốt, người ta phải sử dụng hàng tấn thép, đồng và hàng triệu mét khối gỗ mỗi năm.


Mai táng sinh thái học (ủ xác):


Nhà sinh học Thụy Điển Susanne Wiigh-Mäsak.


Nhà sinh học người Thụy Điển Susanne Wiigh-Mäsak đã dành 20 năm nghiên cứu và phát triển quy trình mai táng này. Cô cho biết: "Mai táng sinh thái học sẽ giảm bớt tác động đến môi trường, đặc biệt là các tài nguyên như nước, không khí và đất. Phương pháp dựa trên việc lưu giư cơ thể con người theo dạng sinh học sau khi chết mà không sử dụng các chất ướp tẩm. Sau đó, xác có thể được đưa trở lại chu kỳ sinh thái trên trái đất."


Thi hài người chết được làm đóng băng ở nhiệt độ -18 độ C. Nhiệt độ tiếp tục giảm khi xác được đưa vào một quan tàm bằng nitơ lỏng, lúc này, xác rất giòn và dễ vỡ do tác động của nitơ. Thi hài và quan tài bằng nitơ sau đó được đưa vào một máy tạo rung để tan rã thành bột hữu cơ. Một buồng chân không sẽ được sử dụng để làm bay hơi nước trong bột hữu cơ, thủy ngân cũng như các kim loại khác sẽ được phân loại và loại bỏ bằng từ trường. Sau các quy trình, 25 đến 30kg bột còn lại của thi hài được đưa vào một quan tài nhỏ bằng tinh bột ngô. Bột không bị phân hủy khi vẫn giữ khô ráo.


Công việc mai táng được tiến hành trên lớp đất mặt, các tổ chức vi sinh sẽ chuyển đổi quan tài và bột hữu cơ thu được thành phân compốt trong 6 đến 12 tháng. Wiigh-Mäsak cho biết phần còn lại của thi thể người chết (bột hữu cơ) không gây tác động nào đến môi trường, vì vậy, việc mai táng có thể tiến hành tại các khu mộ gia đình với diện tích đất nhỏ thay vì chôn tại nghĩa địa.


Resomation - thủy phân kiềm:


Máy thủy phân kiềm cùng nhà sinh hóa học Sandy Sullivan.


Resomation là một quy trình sử dụng nước và chất kiềm để phân hủy cơ thể thay vì nhiệt độ cao.


Cơ thể người chết được bọc kín trong một quan tài bằng lụa và được đưa vào một buồng bằng thép cùng kali hidroxit dưới áp suất khoảng 10atm. Nhiệt độ được đặt ở mức 180 độ C, thấp hơn 80% so với nhiệt độ tiêu chuẩn trong các lò thiêu thông thường. Áp suất cao và nhiệt độ sẽ phân hủy thi hài trong từ 2 đến 3 giờ, phần xương còn lại được ép nát và được cho vào bình đựng tro cốt. Ngoài ra, quan tài bằng lụa cũng bị thủy phân theo thi hài.


Nhà sinh hóa học Sandy Sullivan - giám đốc công ty Resomation Ltd cho biết: quá trình thủy phân kiềm sử dụng ít năng lượng hơn và thải ra ít cacbon hơn nhiều so với phương pháp hỏa thiêu thông thường. Mặc dù, giá thành của máy thủy phân lại mắc hơn so với lò hỏa thiêu (giá mỗi máy thủy phân kiềm khoảng 440.000USD) nhưng pháp này đang được áp dụng tại châu Âu và 6 bang tại Mỹ.


(Nguồn: Theo congnghemoi.com.vn )