'Quái vật ngoài hành tinh' trong Không quân Việt Nam
“Su-30 như một con quái vật ngoài hành tinh. Khó lòng hạ gục Su-30MK, Su-30SM và Su-30MK2V”.

Su-30 (được NATO định danh là “Flanker-C”) là một loại máy bay tiêm kích 2 động cơ, 2 chỗ ngồi. Đây là loại tiêm kích F/A (Fighter/Attack – Chiến đấu/Tấn công) siêu cơ động được phát triển bởi tập đoàn hàng không Sukhoi. Su-30 là mẫu tiêm kích đa nhiệm có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết với 2 nhiệm vụ chính là không chiến và tấn công mặt đất.

Su-30: Sát thủ trên không của Nga
Su-30SM của không quân Nga chuẩn bị vượt tường âm thanh.

Sau sự thành công của người tiền nhiệm Su-27, Su-30 ra đời với tư cách là phiên bản nâng cấp và cải tiến của Su-27, được phát triển từ dự án Su-27PU. Su-30 là thành viên thứ 2 của gia đình “Flanker” (kẻ tấn công sườn). Dự án được Sukhoi chính thức khởi động từ những năm 1996 và được Bộ quốc phòng Liên bang Nga tài trợ.

Hiện nay, tất cả các thành viên của gia đình Flanker đều được Bộ quốc phòng Nga đặt hàng và được biên chế đều vào các lực lượng phòng không và không quân Liên bang Nga, bao gồm: Tiêm kích Su-27, Su30, Su-33, Su-35 và máy bay tấn công mặt đất Su-34 “Fullback”. Hiện tại, Sukhoi đang phát triển thế hệ tiếp theo của dòng “Flanker” là Su-37 nhằm thay thế những người tiền nhiệm trong tương lai.

Su-30: Sát thủ trên không của Nga
Su-30MK2V (một phiên bản nâng cấp từ Su-30MKV2) của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Su-30 hiện được sản xuất bởi 2 công ty chính là Komsomolsk-on-Amur Aircraft Production Association (KnAAPO) và công ty hàng không Irkut. Cả 2 đều là công ty con của Tập đoàn hàng không Sukhoi và trực thuộc Tập đoàn hàng không thống nhất Liên bang Nga (OAK).

OAK gồm khá nhiều tập đoàn hàng không của Liên bang Nga được thống nhất trong một liên minh chung gồm khá nhiều tên tuổi nổi tiếng của hàng không thế giới cả về dân sự lẫn quân sự: Antonov, Kamov, Moskva Mil, Sukhoi, Mikoyan, Iiyushin, Tupolev và Yakovlev.

KnAAPO là nơi nhận các đơn hàng từ các nước đồng minh và các quốc gia là bạn hàng lâu năm. KnAAPO cũng là nơi sản xuất ra các phiên bản Su-30MKK, Su-30MK2 được bán cho Không quân giải phóng Trung Hoa (PLAAF), Su-30MK2V và Su-30MK được bán cho Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia và Venezula cũng là bạn hàng của KnAAPO. Hiện nay, KnAAPO còn sản xuất loại tiêm kích thế hệ 4++ là Su-35 (được NATO định danh là “Flanker-E”).

Phiên bản Su-30MKK bán cho PLAAF được trang bị hệ thống điện tử do chính Tập đoàn công nghiệp quốc phòng phương Bắc – NORINCO của Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, nó không được đánh giá cao vì hầu hết công nghệ là sao chép từ Sukhoi nhưng lại không vượt trội mà còn bị đánh giá là khá tệ. Tất nhiên, nó không thể nào sánh với Su-30MK và Su-30MK2V của Việt Nam. Các phiên bản dành cho Việt Nam được đánh giá là tốt nhất trong họ Su-30 và cũng là khá vượt trội trong gia đình “Flanker”. Su-30 được xem như là đồng cấp với F-15 “Eagle”, tuy nhiên, các minh chứng thực tế lại chứng minh khác. Su-30 bỏ xa F-15 “Eagle” về mọi mặt, thậm chí F-35 “Lightning II” còn nhận thất bại cay đắng trước nó.

Su-30: Sát thủ trên không của Nga
Buồng lái của một chiếc Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Khác với KnAAPO, thì Irkut chủ yếu nhận các đơn đặt hàng phiên bản Su-30SM từ phía Bộ quốc phòng Liên bang Nga. Su-30SM là một phiên bản tối tân, hiện đại nhất được trang bị cho Không quân Liên bang Nga và Lực lượng phòng không Liên bang Nga.

Việt Nam khá may mắn khi Su-30SM chính là người song sinh của các phiên bản Su-30MK2V, với những hệ thống và vũ khí hiện đại nhất hiện nay. Ngoài ra, Irkut còn nhận các đơn hàng từ người hàng xóm Ấn Độ và các bạn hàng mới như Malaysia. Khi được xem thế hệ “Flanker-C”, Ấn Độ tỏ ra rất thích thú và rất muốn có mẫu tiêm kích này. Do đó, Irkut đã phát triển một phiên bản khác dành cho Ấn Độ từ Su-27UB (mẫu tiêm kích nâng cấp từ Su-27PU) theo yêu cầu từ phía Ấn Độ. Dự án này cũng có sự tham gia của các kỹ sư Ấn Độ. Những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ đều sử dụng tên lửa không đối không (AAM) và không đối đất (ASM) của Brahmos, sản phẩm của sự hợp tác Nga-Ấn Độ.

Lịch sử phát triển

Phiên bản gốc Su-27 của gia đình “Flanker” được trang bị những tính năng tuyệt vời, tuy nhiên, nó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết (PVO).

Do lãnh thổ Xô Viết quá rộng lớn, các phi đội Su-27 không có khả năng phủ sóng tất cả các khu vực nên bài toán đặt ra vẫn là bài toán về tầm hoạt động. Do đó, một dự án mới với cái tên Su-27PU đã được khởi động vào năm 1968, dưới sự bảo trợ của Bộ quốc phòng và Sukhoi một lần nữa được chọn. So với Su-27, Su-27PU đã cải tiến được phạm vi hoạt động lên khá nhiều, mục đích ban đầu là phục vụ cho nhiệm vụ đánh chặn hoặc không chiến tầm xa nhưng trên thực tế, Su-27PU được phục vụ cho các nhiệm vụ đánh chặn nhiều hơn. Đây là loại máy bay 2 động cơ và có 2 chỗ ngồi.

Các tính năng kỹ chiến thuật

Su-30: Sát thủ trên không của Nga
Su-30 của phi đội Hiệp sĩ Nga trong cuộc biểu diễn tại triển lãm hàng không Malaysia 2013.

Su-30 được thiết kế với kiểu dáng khí động học tiên tiến nhằm tránh lực cản của gió và không khí. Ngoài ra, nó còn được trang bị cả hệ thống kiểm soát vector lực nâng cánh chính, cánh tà và cả lực đẩy phương ngang của động cơ. Những điều này đã làm nên 1 chiếc tiêm kích cơ động bậc nhất trên thế giới. Đây là điều mà cả giới quân sự trên thế giới khẳng định: “Su-30 là một chiếc máy bay siêu cơ động nhất trong lịch sử hàng không quân sự

Ngoài ra, Su-30 còn có thể thực hiện được kiểu bay Pugachev’s Cobra nổi tiếng, động tác bay TailSide. Tailside là một động tác tương tự 0 knot nhưng Su-30 lại bay lên theo 1 vòng lặp với phương bay kỹ thuật, dựa trên 1 góc 60 độ. Sau khi đạt đến vận tốc cực đại, phi công sẽ tắt động cơ. Lúc này, lực nâng cánh tà và 2 cánh chính sẽ nâng chiếc máy bay lên trong thời gian khoảng 2,3 giây. Sau đó, nó sẽ rơi từ từ xuống đất, tương tự 0 knot, tuy nhiên thiết kế đặc biệt giúp Su-30 không bị mất hoàn toàn độ cao mà có thể bay được trong vòng 10 giây kể từ lúc rơi xuống. TailSide là một động tác khá khó và ít phi công làm được vì điều này phụ thuộc khá nhiều vào vector nâng cánh chính và cánh đuôi.

Su-30 còn trình diễn được cả động tác 360 Angel. Đây là một động tác nhào lộn 360 theo phương ngang, với một góc chếch chỉ 10 độ. Chính động tác này đã khiến cho 1 chiếc F-35 bị nó hạ gục khi cố săn đuổi từ phía sau.

Su-30 sở hữu 2 động cơ Saturn AL-31F hoạt động độc lập. Mỗi động cơ nặng 12500 kgF (kgF là đơn vị đo kỹ thuật với các vật thể bay có vận tốc cao, dựa trên tốc độ bay và lực hút của trọng lực). Su-30 có thể đạt vận tốc cao nhất là Mach 2.0 và thấp nhất là Mach 1.2

Các minh chứng về sức mạnh của Su-30

- Năm 1992, người tiền nhiệm Su-27 và Su-27PU (Su-27PU về sau được đổi tên thành Su-30 và cũng là mẫu Su-30 đầu tiên) cùng nhau tham gia tập trận tại Hoa Kỳ. SU-27 và Su-27PU đã chiến thắng áp đảo F-15 “Eagle” trong lần lượt các bài tập bắn, bay kỹ thuật, phóng tên lửa, thậm chí là không chiến giả định. F-15 đều bị Su-27PU hạ gục một cách dễ dàng và bỏ xa với số điểm 965/1000. Trong khi đó F-15 chỉ đạt 890/1000.

- Năm 2004, Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã hạ gục toàn bộ 10 chiếc F-16 “Lightning Falcon” và 8 chiếc F-15”Eagle” trong cuộc tập trận Cope India. Điều đáng nói chỉ có 15 chiếc Su-30MKI tham gia trong bài tập không chiến giả định. Các phi công F-16 đều lắc đầu ngao ngán khi trực nhiện đối mặt với Su-30.

- Năm 2006, Su-30SM của Không quân Liên bang Nga đã khiến cho các phi cơ Mirage 2000 (Không quân Pháp), Tornado F-3 (Không quân CHLB Đức) phải chào thua. Một phi công lão luyện của Đức là Charles đã trả lời phóng viên: “Ngay trên đó (chỉ tay trên không trung) nếu bạn bị Su-30 bắt được, thì hãy nói lời vĩnh biệt nếu đó là một cuộc chiến.”

- Năm 2009, Su-30SM lại một lần nữa làm bẽ mặt cả phi đội số12 trực thuộc Bộ chỉ huy trên không của Không lực Hoa Kỳ (USAF) tại Florida gồm F-22 “Raptor”, F-35 “Lightning II” đều gục ngã trước đối thủ Su-30SM. Ngay sau sự kiện này, thượng nghị sĩ James Inhofe đã nói trước thượng viện: “Nếu Su-30 của người Nga tấn công, chúng ta sẽ để họ chiếm lĩnh cả bầu trời!

Còn theo chuyên gia từ Lockheed Martin thì: “Su-30 như một con quái vật ngoài hành tinh. Khó lòng hạ gục Su-30MK, Su-30SM và Su-30MK2V”.

(Nguồn: Trí Thức Trẻ )