Các chuyên gia tăng thiết giáp Mỹ nhiều lần khẳng định, M1 Abrahams đáp
ứng hoàn toàn các yêu cầu chiến thuật và sẽ được sử dụng nhiều năm trong
quân đội Mỹ..
M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Hoa Kỳ
sản xuất năm 1980, theo thiết kế của Chrysler Defense. Tên hiệu xe được
đặt theo tên của Creigton Williams Abrams Jr, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu
trưởng liên quân Hoa Kỳ. Xe được trang bị cho lực lượng lục quân Mỹ và
lực lượng Lính thủy đánh bộ, quân đội của các nước như Ai Cập, Ả Rập
Saudi, Kuwait, Iraq và Úc.
Cho đến hiện nay, quân đội Mỹ đã nâng cấp và cải tiến xe tăng M1 Abrams nhiều lần, và xuất hiện các phiên bản nâng cấp mới:
Xe tăng М1Е1 được chế tạo vào năm 1981. Đến năm 1985 đã sản xuất được
894 xe. Xe được lắp pháo nòng trơn 120 mm, đồng thời tăng cường sức công
phá và uy lực của đạn pháo. Cuối năm 1986, quân đội Mỹ tiếp nhận xe
tăng Abrahams thế hệ mới М1А1. Xe được tăng cường sức mạnh hỏa lực và
giáp bảo vệ.
Thời gian sau, Mỹ bắt đầu sản xuất hàng loạt M1A2. Đặc trưng của xe khác
với M1A1 là lắp đặt hệ thống kính ngắm quang ảnh nhiệt, lắp đặt thiết
bị đo xa laser mới, hệ thống điều hành tác chiến chiến trường, tăng
cường gấp đôi sức mạnh của giáp phản ứng nổ và nâng cấp thay thế tháp
chỉ huy trưởng xe.
Trên thân xe của tăng M1 Abraham đã phát triển xe công binh bắc cầu NAB,
xe quét mìn TMMCR và xe sửa chữa cứu kéo chiến trường ARV-90.
Những hoạt động quyết liệt nhằm phát triển một thế hệ xe tăng chủ lực
được bắt đầu ở Mỹ sau khi đã kết thúc chương trình MBT-70, được tiến
hành cùng với sự hợp tác của Liên bang Đức vào những năm 1970-x. Vào năm
1973, lực lượng Vũ trang Mỹ tuyên bố một cuộc đấu thầu thiết kế xe tăng
chủ lực thế hệ mới.
Vào năm 1976 thiết kế của tập đoàn Chrysler với mẫu thử nghiệm XM803. Xe
tăng được nhận mã hiệu là XM1, và sau một số lần hoàn thiện đã được sản
xuất hàng loạt với tên gọi là M1 Abrams. Chiếc xe tăng M1 Abrams đầu
tiên được chế tạo vào tháng 2 năm 1980. Tại nhà máy xe tăng quốc gia ở
Lima, Ohio.
Từ năm 1982 xe tăng bắt đầu được sản xuất tại nhà máy xe tăng Detroit
Arsenal tại Warren, bang Michigan. Bản quyền sản xuất xe tăng được trao
cho tập đoàn General Dynamics. Đến 1985 đã chế tạo được 3.236 xe tăng M1
Abrahams. Từ năm 1986 đến năm 1990 đã chế tạo được 840 xe tăng trong
mỗi năm, từ 1991-1992 đã sản xuất được 691 xe tăng cho quân đoàn lính
thủy đánh bộ Mỹ.
Xe tăng M1 Abrams có cấu trúc thiết kế bên trong kiểu truyền thống,
khoang lái xe ở phía trước, khoang động lực, truyền lực ở phía sau cùng,
khoang chiến đấu ở giữa. Thân xe và tháp pháo kiểu hộp hàn, phần mũi xe
được lắp tấm thiết giáp tổng hợp nhiều lớp kiểu Anh Chobhem. Giống như
xe tăng của Anh Chieftain và Challenger, lái xe hoạt động trong tư thế
nửa nằm nửa ngồi, điều đó cho phép đặt tấm giáp thép tổng hợp với độ
nghiêng cao nhất, tăng cường khả năng bảo vệ trước loại đạn xuyên giáp.
Lái xe điều khiển xe tăng cơ động bằng tay lái (vô lăng) thông qua hộp
số tự động. Vũ khí chủ yếu của xe tăng M1 Abrams là pháo có rãnh xoắn
105 mmM68E1 (là pháo tăng L7 của Anh cải tiến) hoặc M256 cỡ nòng 120mm
pháo Rhenmental L44 (Đức) (M1A1 các thế hệ sau này). Pháo được lắp hệ
thống ổn định tầm hướng, pháo được đặt trong tháp pháo tương tự như cấu
trúc của xe tăng М60.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, xe tăng M1 theo những thông số kỹ chiến thuật vượt hơn M60 hai lần.
Trong quá trình chế tạo đã có những lựa chọn từ 3 loại pháo chính: M68
105mm có sẵn và pháo nòng xoắn 110mm của Anh và pháo Rheinmentall 120mm
nòng trơn của Đức. Người Mỹ sau đó quyết định chọn pháo 105mm vì những
tiến bộ trong chế tạo đạn APFSDS DU cho khả năng xuyên giáp cao (đạn
M833 nâng cấp có khả năng xuyên phá giáp 420mm RHA ở khoảng cách 2.000m,
với góc nghiêng 60 độ) so với nhiều loại đạn APFSDS lõi hợp kim vonfam
khác (đạn 120mm APFSDS của Anh có khả năng xuyên 400mm và 125mm của T72
có thể xuyên 450mm) mà vẫn giữ được tiêu chuẩn cho quân đội. Đồng thời
pháo 120mm của Đức có kết cấu quá phức tạp và giá thành rất cao.
Pháo tăng Abrahams khai hỏa.
Trưởng xe và pháo thủ được bố trí vị trí phía bên phải của pháo tăng,
pháo 2 (nạp đạn) ở phía bên trái. Cơ số đạn có 44 quả đạn pháo từ 55 quả
đạn được đặt trong khoang kín phía sau tháp pháo. Chỉ có thể nạp đạn
được khi mở cửa khoang nạp đạn, các quả đạn pháo còn lại được đặt trong
thân xe và ở phía trước của pháo thủ số 2. Trong cơ số đạn pháo có nhiều
loại đạn khác nhau - M735, đạn dưới cỡ được chế tạo từ hợp kim Volfram,
, M774 và M883 – đạn dưới cỡ được chế tạo từ hợp kim Uraniom làm nghèo.
Vũ khí chống bộ binh và phòng không của tăng M1A1 bao gồm súng máy song
song cỡ nòng 7,62 mm, một súng máy 7,62 mm khác được đặt trước nắp tháp
pháo của pháo thủ số 2, đồng thời bố trí thêm một súng máy phòng không
cỡ nòng 12,7 mm, đặt trên nắp tháp pháo của trưởng xe. Trên tháp pháo
được bố trí 12 ống phóng lựu đạn khói, mỗi bên tháp pháo 6 ống.
Đặc điểm nổi bật nhất của dòng xe M1 Abrams là hệ thống điều khiển hỏa
lực rất hiện đại. Hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép tiêu diệt mục
tiêu ở khoảng cách 1.850 m bằng một viên đạn khi xe đang cơ động hành
tiến với tốc độ 40 km/h. Kính ngắm tổ hợp quang – điện tử
(Electro-Optical Systems Division do công ty Hughes Aircraft sản xuất
của pháo thủ số 1 có hai chế độ bắng ngày – đêm, lắp đặt thiết bị đo xa
laser và hệ thống ổn định tầm – hướng trên trục trường nhìn.
Đồng thời, hệ thống kính ngắm được lắp đặt một thiết bị truyền quang ảnh
trực tiếp telescopic. Trưởng xe có thể quan sát hình ảnh chiến trường
trên kính ngắm của pháo thủ số 1, từ đó quan sát được chiến trường có
thể tiến hành khai hỏa đồng thời như pháo thủ số 1. M1 Abrams có thể
phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 3.000 m ban đêm và 1.200 m – trong điều
kiện sương mù.
Trên vị trí chiến đấu của trưởng xe có kính ngắm tiềm vọng cho súng
phòng không 12, 7mm và 6 thiết bị kính tiềm vọng quan sát xung quanh bố
trí đối xứng nhau với trường nhìn tổng cộng 360o. Máy tính đường đạn kỹ
thuật số cho phép tính toán quỹ đạo đường đạn rất chính xác, các thông
số mục tiêu, bao gồm khoảng cách, vận tốc mục tiêu, hướng gió, độ ẩm
không khí, nhiệt độ môi trường, áp suất khí quyển, loại đạn chuẩn bị
bắn, nhiệt độ của đạn và tình trạng dung sai hao mòn nòng súng v.v..từ
thiết bị đo xa laser và các thiết bị cảm biến khác cho phép tính toán
phần tử bắn tối ưu nhất. Các thông số đưa vào máy tính hoàn toàn tự
động, cung cấp cho pháo thủ hệ số sai lệch đường đạn, xác định điểm ngắm
và điểm chạm của đạn đến mục tiêu.
M1 Abrams – là xe tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ tua bin
khí đa nhiên liệu. động cơ AGT-1500 cho công suất đến 1.500 sức ngựa
trong chế độ vòng quay trục khuỷu là 3000 vòng/phút của công ty Avco
Lycoming. Nhiên liệu sử dụng cho động cơ là dầu hỏa, dầu diesel và xăng.
Số giờ máy sử dụng đến sửa chữa lớn là – 1.800 giờ, tương đương với
19.000 km hoạt động.
Hệ thống truyền động lực M1 Abrams là hệ thống thủy lực, được lắp đặt
đồng bộ cùng với động cơ, bao gồm bộ li hợp dầu, hộp số thủy lực 4 số
tiến và 2 số lùi.
Hệ thống giảm xóc treo của M1Abrahams bao gồm 7 thanh đòn chịu lực nối
với bánh xe chịu nặng ở mỗi bên thân xe. Các thanh xoắn này có trục ở
giữa để kết nối hai bánh xe đi đường lại với nhau thành một bánh đôi. 14
thanh đòn này được nối với nhau bằng các thanh xoắn làm từ thép cường
lực cao. Các thanh xoắn này chạy ngang thân xe, nối 2 thanh đòn ở hai
bên sườn lại với nhau. Hệ thống truyền động của M1 cho phép bánh chịu
nặng có thể di chuyển dọc 38 cm. Để ổn định và tăng cường các thanh
xoắn,bộ phẩn giảm xóc bố trí thêm 6 thiết bị giảm xóc ở các cặp bánh số
1,2 và 7. Hệ thống chuyể động, băng xích và thân xe được bảo vệ bằng các
tấm chống đạn chống tăng hiệu ứng nổ lõm.
Xe tăng có hiệu suất riêng rất cao - 28 sức ngựa/tấn, cho phép xe có khả
năng cơ động nhanh dù tổng khối lượng khá nặng. Tốc độ cơ động nhanh:
trên đường nhựa là - 72 km/h , trên đường đất là - 55 km/h. Xe có thể
kéo tốc độ lên đến 30km/h trong vòng 6,2s. Xe có thể vượt dốc 30o, vượt
tường cao 1,2m, hào rộng đến 2,77m và vượt ngầm có độ sâu 1,2 m.
Trên xe tăng lắp đặt hệ thống chống vũ khí hủy diệt lớn, hệ thống sẽ lọc
độc không khí và kết nối với mặt nạ phòng độc của kíp xe. Đồng thời hệ
thống lọc độc sẽ tạo ra áp suất trong khoang chiến đấu để cách ly với
không khí bên ngoài. Trên xe tăng M1 Abrams được lắp đặt các thiết bị
cảm biến phát hiện vũ khí hóa học, sinh học và phóng xạ, thiết bị phòng
cháy thân xe.
Khi phát triển xe tăng M1 Abrahams, mối quan tâm đầu tiền là xe phải có
giá thành hạ và dễ dàng, thuận lợi trong bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ trên
chiến trường. Ví dụ, đối với xe tăng M1, thay thế động cơ mất 30 phút,
trong đó, để thay thế động cơ M60 cần đến 4 giờ.
Với ưu tiên thiết kế hàng đầu là bảo vệ kíp xe, M1 Abram là một trong
những loại xe tăng an toàn nhất thế giới ngay cả khi giáp xe bị xuyên
thủng bởi đạn chống tăng. Giáp phản ứng nổ ERA được lắp đặt trên tháp
pháo của xe tăng M1 Abrams.
Như hầu hết các loại xe tăng được thiết kế vào thời kỳ Chiến tranh lạnh,
giáp xe tăng M1 Abram được tập trung dày nhất ở góc nghiêng 60o mũi xe.
Giáp của M1 Abram là giáp Burlington theo tên gọi của Mỹ hay được gọi
là Chobham theo tên gọi của Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn cao
hơn nhiều lần so với thép thường. Đến những năm 1980, giáp xe tăng Abram
được tăng cường thêm Uranium nghèo(DU) ở giữa hai lớp giáp của tháp
pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp dưới cỡ bằng động
năng. Cũng như nhiều xe tăng phương Tây khác, giáp chính ở phía trước xe
tăng Abram là 100% giáp thép hợp kim, không lệ thuộc vào ERA. Xe M1
Abrahams có trọng lượng lớn, nhưng bù lại giáp có độ bền cao hơn nhiều.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, không hề thiếu những trường hợp xe tăng Mỹ
bị bắn thủng bởi đạn chống tăng RPG-7.
Bố trí vị trí thành viên trong xe tăng Abrahams.
Trong tương lai, M1 sẽ được bảo vệ thêm bởi hệ thống phòng thủ tích cực
Quick-Kill (tương tự như hệ thống Arena của xe tăng Nga, có khả năng
đánh chặn hầu hết các loại đạn chống tăng từ mọi hướng xung quanh xe. Hệ
thống Quick-Kill được đưa vào trang bị thử nghiệm trong năm 2009 cho
lực lượng thiết giáp Mỹ. Trong thời gian chờ loại APS “hard kill” này,
quân đội Mỹ đã trang bị các thiết bị hình hộp AN VLQ-8A “soft kill” có
khả năng gây nhiễu các loại tên lửa chống tăng sử dụng đầu đạn tự dẫn
hồng ngoại và dẫn đường radars. Ngoài ra, trong tương lai gần, xe tăng
M1 Abrahams sẽ được trang bị các thiết bị phòng vệ
Thiết bị phản ứng chống tên lửa (MCD) AN VLQ-8A: Thiết bị phản ứng chống
tên lửa đầu tự dẫn hồng ngoại AN VLQ-8A của hãng Sander (thuộc công ty
Lockheed Martin). Thiết bị khi phát hiện tên lửa tấn công sẽ phóng đạn
gây nhiễu hồng ngoại, khiến tên lửa đầu dẫn hồng ngoại bị lạc hướng và
tự hủy. Hơn 1.000 hệ thống đã được giao cho quân đội Mỹ nhưng chưa có
thống kê về hiệu quả sử dụng của thiết. Hiện vẫn chưa có thông tin về
việc xuất khẩu hệ thống này.
Hệ thống tăng cường năng lực tác chiến của xe tăng TUSK (Tank Urban
Survability Kit) : Bao gồm: Giáp phản ứng nổ ERA cho tăng Abram (ARAT) 2
bên sườn xe, Giáp lồng phía sau xe chống đạn nổ lõm, Commander's Weapon
Station (CWS) thiết bị ngắm bắn từ xa cho súng máy 12,7 của trưởng xe,
Tấm chắn đạn cho súng máy 7,62mm của người nạp đạn, Súng máy 12,7 mm
đồng trúc với pháo chính, Điện thoại liên lạc giữa tăng-bộ binh, Mũ ngắm
bắn hồng ngoại cho súng máy 7,62 mm M240 cho người pháo thủ số 2.
Xe tăng M1 Abrahams đã được sử dụng trong nhiều cuộc chiến tranh cục bộ
của Mỹ như Chiến tranh vùng Vịnh (Chiến dịch Bão táp Sa mạc); Chiến
tranh Afghanistan (Chiến dịch Tự do Bền vững); Iraq War (Chiến dịch Iraq
Tự do).
Trong các cuộc chiến tranh nói trên, đặc biệt là với các chiến xa của
Iraq, xe tăng M1A1 đã thể hiện sự vượt trội của mình không phải là những
thông số kỹ thuật, mà là khả năng tác chiến với một lực lượng tăng
thiết giáp đông hơn về số lượng, nhưng lại hoàn toàn không có khả năng
tác chiến. Các kíp lái xe của Iraq hoàn toàn lúng túng trước một trận
đấu tăng nghiêm túc mà ý chí và tinh thần chiến đấu, năng lực tác chiến,
khả năng cơ động và đặc biệt quan trọng, đó là cơ cấu tổ chức, chỉ huy,
hiệp đồng tác chiến.
Với một lực lượng xe tăng khổng lồ (hàng nghìn xe), trên thực tế, quân
đội Iraq hoàn toàn không có một hệ thống chỉ huy thống nhất, một bộ máy
tham mưu điều hành tác chiến và hoàn toàn không có khả năng tổ chức được
lực lượng không quân, pháo binh chi viện hỏa lực và bảo vệ bầu trời. Có
thể nói, cuộc đấu tăng giữa M1 Abrahams và lực lượng xe tăng Iraq trên
thực tế chỉ là cuộc diễn tập bắn đạn thật của binh chủng xe tăng Mỹ.
Trận chiến lần thứ 2 đã phát hiện những điểm yếu chết người của M1A1, xe
tăng Mỹ hoàn toàn không có khả năng chống lại các cuộc tấn công của
súng phóng lựu RPG trong các cuộc chiến tầm gần, mìn chống tăng gầm xe
và mìn chống tăng hiệu ứng xuyên phá. Những loại vũ khí giá rẻ này đã hạ
không dưới 20 xe tăng Mỹ trên chiến trường Iraq.
Trên cơ sở các thông số tính năng kỹ chiến thuật của xe tăng Abrahams,
có thể thấy các thông số xe cơ bản tương đương với xe tăng T-72 của Liên
Xô trước đây, điểm vượt trội của xe tăng A1 Abrahams là các hệ thống
điện tử thân xe được liên tục cải tiến và nâng cấp. Trong điều kiện
chiến tranh hiện đại, xe tăng M1A1 sẽ được tăng cường giáp phản ứng nổ,
hệ thống phòng thủ chống tên lửa có đầu đạn tự dẫn hồng ngoại và radars.
Trên thực tế chiến đấu ở chiến trường Trung Á, xe tăng M1 Abrahams vẫn
bị bắn cháy bởi đạn phóng lựu RPG-7 (B-41 Việt Nam) được coi là lỗi
thời. |