Đề án Koalitsiya-SV nổi tiếng vì hàng loạt tính năng độc đáo. Nguyên tắc
mới về phóng đạn chỉ là một trong những điểm ưu việt đó. Cần nói thêm
là một trong những phiên bản đầu tiên của Koalitsiya-SV khá khác biệt
bởi bố trí cùng lúc hai nòng kích bích pháo cỡ 152-mm.
Hệ thống hai nòng cỡ lớn như vậy cần tạo điều kiện để “Koalitsiya” đạt
được tốc độ nhanh mà trước đây chưa từng thấy, và thực thi chế độ bắn
liên tục vào các mục tiêu từ một khẩu pháo. Trong chế độ nhả đạn như
vậy, đạn phóng không ngừng với tốc độ nhanh, di chuyển theo quỹ đạo khác
nhau, đồng thời xe chở pháo cơ động áp sát và triệt hạ mục tiêu. Tuy
nhiên trong phiên bản tiếp theo sau đó, đã quyết định từ bỏ mô hình hai
nòng pháo, mặc dù vẫn bảo lưu yêu cầu đạt tốc độ đạn đạo cao.
Nga phấn đấu chế tạo hệ thống pháo hoàn toàn mới về nguyên tắc, cho phép
loại bỏ khoảng cách lỗi thời về chất lượng pháo binh Nga sau khi Liên
Xô tan rã. Thực tế là các hệ thống pháo có mặt trong trang bị của quân
đội Nga hiện nay đều thua kém những mẫu ưu tú của phương Tây cũng như
pháo Trung Quốc.
Các mẫu kích bích pháo tự hành 155 mm hiện đại của Trung Quốc, chẳng hạn
như PLZ-05, được chế tạo có sử dụng công nghệ thu nhận được trong quá
trình hợp tác với tập đoàn nghiên cứu không gian Mỹ Space Research những
năm 1980.
Thời đó, Space Research là cơ sở tiên phong trong lĩnh vực chế tạo pháo
hạng nặng với nòng kéo dài và gia tăng tầm bắn. Kinh nghiệm sản xuất hệ
thống pháo tầm xa kết hợp với thành quả của nhà máy Cáp Nhĩ Tân 674 N
dẫn đến sáng chế mô hình khung gầm bánh xích tầm trung thế hệ mới, cũng
như mở đường cho thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực các phương
tiện điều khiển hỏa lực tự động hóa. Cuối cùng, pháo tự hành Trung Quốc
còn hoàn thiện hơn nhờ có yếu tố vay mượn của Nga là hệ thống tự động
nạp đạn, được sử dụng trong mẫu pháo Nga “Msta-S“.
Kết quả là, các hệ thống pháo mới của Trung Quốc đã qua mặt được những
mẫu tương tự của Nga về trình độ tự động hóa và tầm bắn. Với toàn bộ
tính năng của nó, hệ thống pháo mới của Trung Quốc có thể sánh ngang với
những mẫu pháo tốt nhất của phương Tây.
Điều đó đã chứng tỏ hồi những năm 2000, khi mà Trung Quốc chào bán được
những lô pháo lớn đáng kể cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và
Saudi Arabia. Ngoài ra, họ còn có thể sử dụng giấy phép của Nga để sản
xuất đạn pháo cải tiến “Krasnopol“.
Như vậy, bây giờ Nga phải huy động nỗ lực to lớn để khôi phục lại vị thế
của mình trên thị trường vũ khí pháo binh và Koalitsiya-SV hay còn được
biết đến với tên gọi “rồng 2 đầu“ sẽ là niềm hy vọng sống còn của người
Nga.
Hình vẽ thiết kế 3D của Koalitsiya-SV, loại pháo 2 nòng hạng năng hiện
đại của Nga dự kiến sẽ sớm chính thức xuất hiện trong thời gian tới.
Vào thời điểm hiện tại Bắc Kinh cũng đang rất thèm muốn chi tiết thiết
kế của Koalitsiya-SV, nhưng tất nhiên lần này Moscow sẽ phải tỉnh táo
hơn khi bán vũ khí hay bán bản quyền chế tạo vũ khí cho Bắc Kinh, và một
điều quan trọng hơn nữa là Koalitsiya-SV không phải là phiên bản dành
cho xuất khẩu, chính vì thế Bắc Kinh chỉ có thể dùng gián điệp may ra
mới có được bản vẽ thiết kế chi tiết loại pháo 2 nòng hiện đại này.
|