"Điểm mặt" lại vũ khí Nga mang tới Đông Nam Á tại LIMA 2013
Chiến hạm Gepard-3.9, siêu cơ động cơ Su-35, trực thăng tấn công Mi-28…là những vũ khí Nga sẽ mang tới LIMA 2013 lần này.
Công ty Rosoboronexport sẽ giới thiệu đến các đối tác châu Á các mô hình thiết bị quân sự và vũ khí Nga tại triển lãm Hải quân quốc tế và Không gian vũ trụ quốc tế LIMA 2013 diễn ra trên đảo Langkawi, Malaysia.

Nga là đại biểu truyền thống của LIMA từ năm 1991 và đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy LIMA phát triển, và góp phần quan trọng biến triển lãm này triển lãm lớn nhất có tầm ảnh hưởng nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và là nền tảng quan trọng cho triển vọng phát triển hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật.

Điểm mặt vũ khí Nga mang tới Đông Nam Á tại LIMA-2013
 

Máy bay chiến đấu siêu cơ động Su-35.

Máy bay chiến đấu siêu cơ động Su-35.

"Trong năm 2012, việc cung cấp các vũ khí quân sự của Nga hầu hết đã được thực hiện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chiếm 43% tổng giá trị hợp đồng cung cấp các sản phẩm quốc phòng của chúng tôi” - Victor Komardin, Phó Tổng Giám đốc của Rosoboronexport, người đứng đầu đoàn đại biểu Rosoboronexport tham gia triển lãm LIMA 2013 cho hay.

Đây là một quá trình khách quan - những nền kinh tế phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày hôm nay đều chú trọng đến việc bảo đảm sự phát triển an toàn cũng như bảo vệ lợi ích quốc gia và chúng tôi hỗ trợ họ" - Victor Komardin nói.

Điểm mặt vũ khí Nga mang tới Đông Nam Á tại LIMA-2013
 
Điểm mặt vũ khí Nga mang tới Đông Nam Á tại LIMA-2013
 
Điểm mặt vũ khí Nga mang tới Đông Nam Á tại LIMA-2013
 

Trực thăng tấn công Cá sấu Ka-52.

Trực thăng tấn công Cá sấu Ka-52.

Hiện nay, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia và nhiều nước châu Á khác đã và đang tích cực khai thác các máy bay và trực thăng, hệ thống phòng không, thiết bị hải quân, cũng như các vũ khí và trang thiết bị suân sự khác của Nga.

Phần lớn của các đối tác của Rosoboronexport đều đã phát triển mối quan hệ lâu dài và hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác công nghiệp, bao gồm cả việc thành lập trung tâm dịch vụ và các liên doanh. Ngoài ra, một phần trong quá trình hợp tác kỹ thuật giữa giữa Nga và các nước châu Á – Thái Bình Dương đó là sự phát triển dịch vụ sau bán hàng và cung cấp các phụ tùng thay thế cũng đóng vai trò khá quan trọng.

Vào năm 2013, như mọi khi Nga sẽ mang tới Langkawi những loại vũ khí trang thiết bị quân sự tuyền thống cũng như những phương tiện chiến đấu hiện đại bao gồm máy bay, máy bay trực thăng, xe bọc thép, tên lửa phòng không, tàu chiến…

Điểm mặt vũ khí Nga mang tới Đông Nam Á tại LIMA-2013
 

Trực thăng tấn công Mi-28N.

Trực thăng tấn công Mi-28N.

Theo đại diện của Rosoboronexport, tập đoàn sẽ trình làng tại LIMA 2013 các loại máy bay chiến đấu siêu cơ động thế hệ 4++ Su-35, huấn luyện – chiến đấu cơ đa năng Yak-130, trực thăng tấn công Mi-28N, trực thăng chiến đấu - vận tải quân sự Mi-35M, trực thăng trinh sát và tấn công Ka-52, trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T, tàu khu trục nhỏ Gepard-3.9 (dựa trên dự án tàu hộ tống 11.661), tàu tuần tra dự án 14.310 Mirage, 12.200 Sobol và các thiết bị quân sự khác.

Ngoài các vũ khí, thiết bị kể trên, Rosoboronexport cũng sẽ mang tới Malaysia các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại như Antey-2500, Igla-S, Tor-M2E, Buk-M2E và hệ thống tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1.

"Các khách hàng quan tâm đến các loaij tên lửa phòng không Buk-M2E và Pantsir-S1không chỉ bởi vì các khả năng độc đáo của chúng, mà còn do tính hiệu quả của chúng trong các cuộc xung đột vũ trang gần đây ở Bắc Phi và Trung Đông” - Phó Tổng Giám đốc của Rosoboronexport cho biết.


Tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1.

Tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1.

Đặc biệt, triển lãm LIMA 2013 còn có sự tham gia của Phi đội đội nhào lộn trên không nổi tiếng thế giới của không quân Nga - Hiệp sĩ Nga. Malaysia cũng sẽ “đáp lại” bằng những màn trình diễn của các máy bay chiến đấu đầy màu sắc MiG và Su của Không quân Hoàng gia nước này. Trong đội hình sẽ đến Langkawi còn có Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga dẫn đầu bởi tàu chống tàu ngầm cỡ lớn Marshal Shaposhnikov.

(Nguồn: Trí Thức Trẻ )