"Các hợp đồng cung cấp các hệ thống vũ khí và trang thiết bị quân sự mới có thể được ký kết trong tương lai gần" - người đứng đầu FSMTC cho biết.
Ông Fomin cũng lưu ý rằng, phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm tới một
số hệ thống vũ khí tiên tiến, đặc biệt là các hệ thống phòng không tầm
trung và tầm xa của Nga, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, thiết bị trên tàu
hải quân và vũ khí. Ông lưu ý rằng hiện nay chi tiết của các hợp đồng
đang được soạn thảo.
"Khi mọi thứ được cho phép, chúng tôi sẽ công bố báo cáo chi tiết về hợp đồng", ông Fomin nói với nhiều ẩn ý.
Trong khi đó, nhà phân tích quân sự của báo Komsomolskaya Pravda, ông
Victor Baranez cho biết rằng, trong tương lai gần, Việt Nam có thể trở
thành đối tác số một của Nga trong hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa các
nước trong khu vực Đông Nam Á:
“Gần đây, Việt Nam tích cực mua vũ khí của Nga. Người Việt Nam thích
máy bay phản lực chiến đấu của Nga, đặc biệt là các hệ thống tên lửa
phòng không. Họ đã chú ý đến hệ thống S-400. Họ cũng là những người đầu
tiên quan tâm đến hệ thống pháo-tên lửa chống máy bay mới Pantsir-S1
tiên tiến nhất, không có loại tương tự trên thế giới”.
Một tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Trước đó, Văn phòng khí cụ Konstruktorskoe byuro priborostroeniya (KBP)
OAO Tula của Nga thông báo rằng, Nga đang thực hiện tốt nghĩa vụ của
mình trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp các hệ thống pháo/tên lửa phòng
không kết hợp Pantsir-S1 cho quốc gia “giấu tên” nước ngoài.
Cụ thể, ngày 20/2 vừa qua, KBP Tula đã tổ chức một buổi lễ tốt nghiệp
cho nhóm các chuyên gia/nhân viên quân sự thứ hai của nước ngoài, hoàn
thành khóa đào tạo sử dụng đối với tổ hợp pháo/tên lửa phòng không ZRPK
Pantsir-S1.
“Đội tiên phong này sẽ hỗ trợ hiệu quả, mà chúng tôi đã đặt- trong
hệ thống duy nhất. Các hệ thống tên lửa tinh vi S-300 và các tổ hợp
phòng không Pantsir-S1 của chúng tôi sẽ là một lời cảnh báo và không cho
đối phương bất kỳ cơ hội nào để có thể thực hiện một cuộc tấn công bất
ngờ vào quốc gia của các bạn", Phó Tổng Giám đốc KBP Tula - ông Yuri Savenkov phát biểu trước các học viên nước ngoài trong buổi lễ tốt nghiệp hôm 20/2.
Pantsir-S1 (NATO gọi là SA-22 Greyhound), là một tổ hợp tên lửa/pháo
phòng không kết hợp, có thể tiêu diệt hiệu quả hầu hết các mục tiêu trên
không trong tầm ngắn và tầm trung. Pantsir-S1 được phát triển với 2
biến thể chính, đặt trên khung gầm bánh xích và khung gầm xe bánh lốp.
Tuy nhiên, hiện nay biến thể Pantsir-S1 đặt trên khung gầm bánh lốp đang
được cả Quân đội Nga và các đối tác nước ngoài ưa thích hơn.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S1 gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2
nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc
thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại
đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy
nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được sử dụng để bảo vệ các khu
vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị
chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không
khác như S-300/S-400. Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu
diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa
hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích
phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới
1300 m/s.
Tên lửa của tổ hợp Pantsir-S1 có tầm bắn tối đa là 20 km và trần bay 15
km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển và đây chính là một trong những
ưu điểm vượt trội của nó. Thậm chí, theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP,
tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình. |