Thông tin trên được thông báo từ Viện Nghiên cứu trung ương kỹ thuật robot và điều khiển học kỹ thuật St. Petersburg.
Đó là các phương tiện robot dành cho tác chiến, cũng
như dành cho các mục đích nghiên cứu, kể cả giám sát mức độ phóng xạ. Dự
kiến, các robot của Nga sẽ có thuật toán hành vi và khả năng độc lập
nhất định. Tuy nhiên, ở đây không đề cập đến trí tuệ nhân tạo.
Viện Nghiên cứu đang chú trọng chế tạo các robot cỡ
nhỏ dùng để trinh sát. “Người ta đang cần loại robot có thể ném vào cửa
sổ một ngôi nhà đang bị khủng bố chiếm chẳng hạn để nó quan sát tất cả
những gì bên trong”, nguồn tin nói.
Các cơ quan sức mạnh Nga cũng cần có các robot có thể
đi trước lực lượng đặc nhiệm và thu thập thông tin về tình hình tại khu
vực chiến sự.
Hiện nay, Nga phát triển được các robot dùng để phát
hiện bức xạ ion hóa. “Một robot như vậy có thể phát hiện nguồn phóng xạ,
tiến lại gần nó, cầm lấy bằng các tay máy và bỏ vào thùng chuyên dụng”,
nguồn tin nói.
Các nguồn tin không tiết lộ thời hạn xuất hiện các robot chiến đấu trong biên chế các cơ quan sức mạnh Nga.
Tháng 10/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký
luật thành lập Quỹ Nghiên cứu tiên tiến (FPI) làm công tác tài trợ cho
các dự án có độ mạo hiểm cao phục vụ Bộ Quốc phòng Nga.
FPI sẽ
tương tự Cục Các dự án nghiên cứu và phát triển tiên tiến DARPA của Bộ
Quốc phòng Mỹ. DARPA đang chỉ đạo phát triển cho Quân đội Mỹ các loại
robot chiến đấu và trinh sát, trong đó có robot bọ chét Sand Flea, robot
gián RHex và robot khuân vác LS3...
Tháng 11/2012, tổ chức nhân quyền quốc tế Human
Rights Watch đã công bố báo cáo dài 50 trang về nguy cơ sử dụng các
robot chiến đấu hoàn toàn tự hoạt. Họ cho rằng, các robot độc lập sẽ
không thể phân biệt binh lính với dân thường và sẽ giết người vô tội vạ.
Theo HRW, các robot chiến đấu hoàn toàn tự hoạt có thể xuất hiện trong quân đội các cường quốc hàng đầu sau 20-30 năm nữa.