Sau quãng thời gian
phát triển kéo dài cũng như liên tục bị trì hoãn, cuối cùng công ty
Northrop Grumman của Mỹ cũng đã thực hiện thành công chuyến bay thử
nghiệm đầu tiên của Tàu bay lai Giám sát Tầm xa Đa năng (Long-Endurance Multi-Intelligence Vehicle Hybrid Airship (viết tắt: LEMV Hybrid Airship), còn gọi là khí cầu giám sát khổng lồ.
Theo Defense-Update, chuyến bay LEMV Hybrid Airship đã được thực hiện vào ngày 8/8 tại căn cứ quân sự Lakehurst, bang New Jersey.
LEMV
Hybrid Airship có chiều dài 91m, được Northrop phát triển như một
phương tiện bay hỗn hợp (Hybrid Air vehicles) để đáp ứng yêu cầu chế tạo
một phương tiện có thể giám sát trong một khu vực rộng lớn, ngoài ra
còn có cả khả năng vận chuyển quân, hàng hóa... cũng như duy trì các
chuyến bay kéo dài và hoạt động ở những khu vực hẻo lánh, xa xôi của
quân đội Mỹ.
Trong lần đầu bay thử vừa qua, LEMV chỉ mang
theo phi hành đoàn. Mục đích thử nghiệm là kết hợp giữa lực nâng khí
động học và lực tự nâng để bay trên không và đứng yên ở một vị trí.
Trong
khi Quân đội Mỹ vẫn chưa thống nhất được về những yêu cầu công nghệ và
đặc điểm kỹ thuật trong việc tìm kiếm một khí cầu giám sát đa năng,
chuyến bay thử nghiệm trong thời gian dài 90 phút vừa qua của LEMV đã
tạo nên một dấu mốc quan trọng cho Northop Grumman để có thể chứng minh
khả năng hoạt động cho đề xuất "khí cầu khổng lồ" của họ.
Theo kế hoạch, sang đầu năm 2013, LEMV sẽ được triển khai đến những vùng nông thôn ở Afghanistan để thực hiện nhiệm vụ.
Quân
đội Mỹ dự định triển khai một phi đội gồm 18 chiếc LEMV trên bầu trời
Afghanistan để bảo vệ cho hàng chục tiền đồn quân sự của họ đang hiện
diện ở quốc gia Nam Á này.
Ngoài ra, LEMV cũng sẽ đảm bảo truyền dẫn thông tin trên chiến trường như một trạm chuyển tiếp trên không.
|
LEMV đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên hôm
8/8. Khí cầu có khả năng vận chuyển từ 12 - 24 binh lính, hoạt động
như một phương tiện bay không người lái để mang theo tối đa 7 tấn hàng
hóa trong phạm vi hoạt động xa tới 2.400 dặm (khoảng 3.800 km) khi di
chuyển với tốc độ 48 km/giờ. Ảnh US Army |
Công nghệ áp dụng trên LEMV của Northrop đã gây ấn tượng sâu sắc đối với hầu hết các chuyên gia quân sự của Quân đội Mỹ.
Tuy nhiên, nhưng một số chuyên gia cũng đã chỉ ra được những hạn chế mà LEMV còn phải khắc phục.
Theo chuyên gia quân sự Mark Jones, hạn chế điển hình của LEMV là khả năng mang tải nặng khi di chuyển một quãng đường xa.
Theo ông
này, LEMV hoạt động ở giới hạn độ cao thấp, không thể bay cao hơn
7.620m, vì vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi hoạt động ở dãy núi cao
vùng Hindu Kush, Afghanistan, khu vực mà có tới hơn 20 đỉnh núi đạt độ
cao hơn 6.000m.
Ngoài ra, khí cầu này còn chịu ảnh hưởng bời các điều kiện thời tiết, đặc biệt là khi gặp gió hay bão.
Ông
Jones cũng nói rằng, với những quốc gia có địa hình đồi núi cao hơn mực
nước biển hàng nghìn mét, độ cao của LEMV sẽ không cách mặt đất là bao,
nó sẽ dễ dàng bị tấn công.
|
Tính đa năng của LEMV chính là khả năng giám sát
trong một khu vực rộng lớn, đóng vai trò như một tram chuyển tiếp thông
tin giữa các tiền đồn quân sự và vận chuyển quân, hàng hóa. |
Tuy nhiên, đó là những đánh giá cho tương lai,
Northrop Grumman sẽ phải tiếp tục cải tiến LEMV của họ. Hiện tại, điều
họ cần nhất đó là cuộc thử nghiệm lần đầu tiên của LEMV và nó đã diễn ra
thành công tốt đẹp.
Ttrong tương lai, những hạn chế của nó sẽ tiếp tục được Northrop Grumman điều chỉnh để phù hợp với chiến trường Afghanistan.
LEMV là dự án còn lại duy nhất trong chương trình khí cầu khổng lồ được Quân đội Mỹ khởi xướng trong những năm gần đây.
Một khí cầu quân sự khác là HALE-D được Lockheed Martin phát triển đã bị xì hơi trong một lần bay và rơi xuống mặt đất.
Một
khí cầu khác là Blue Devil 2 cũng phải chịu chung số phận trước khi nó
được hoàn thành chương trình khí cầu khổng lồ của Bộ Quốc phòng Mỹ. |