|
Mỹ nghiên cứu siêu pháo laser plasma |
|
|
Các nhà khoa học của Công binh xưởng Picatinny Arsenal (Lục quân Mỹ) đang tiếp tục nghiên cứu một loại vũ khí khác thường sử dụng kênh plasma cảm ứng laser (LIPC). |
|
Bản chất của vũ khí này là sử dụng tia
laser để “bứt” các điện tử từ các phân tử không khi để tạo ra một dây
dẫn điện plasma có thể tiêu diệt binh khí kỹ thuật và sinh lực đối
phương.
Nhà khoa học hàng đầu của dự án LIPC George Fischer đã
chia sẻ vài chi tiết hiếm hoi về dự án mật này: “Chúng tôi có thể tạo ra
một xung laser rất ngắn có năng lượng lớn. Trong 2-3 phần ngình tỷ giây
có thể chứa một năng lượng vượt quá mức tiêu thụ điện của cả một thành
phố”.
Xung điện nano giây (nsEP) này có thể là vũ khí cực mạnh.
Lầu Năm góc muốn dùng nó để hướng vào một năng lượng cỡ đến 50 tỷ Watt
quang năng/điện năng vào mục tiêu. Năng lượng này lớn hơn nhiều so với
bất kỳ vũ khí laser hiện có nào có công suất gần 100-1.000 kW. Xung nsEP
cực mạnh có khả năng tức thời giết hại mọi sinh vật sống. Tác động của
nó đối với binh khí thiết giáp và công sự, lô cốt vẫn còn phải nghiên
cứu và ở đây tất cả phụ thuộc vào công suất và độ dài của xung.
Hiện
nay, trên con đường chế tạo LIPC, các nhà khoa học quân đội Mỹ vấp phải
nhiều rào cản công nghệ nan giải. Kênh plasma mà người ta phải tìm cách
giữ cho ổn định ít ra trong một thời gian ngắn và đồng thời hướng nó
vào mục tiêu có tính tự phá hủy. Ngoài ra, còn có nguy cơ là khi hình
thành kênh và hội tụ tia trong không khí, năng lượng sẽ phá hủy hệ thống
quang học của laser và sát thương chính những người bắn.
Cần
giảm tải đối với các hệ thống quang học và duy trì nó ở mức thấp cho đến
khi kênh plasma hình thành và năng lượng truyền đi đến mục tiêu. Ngoài
ra, còn có những khó khăn khác như việc đồng bộ hóa laser với điện áp
cao, chế tạo các nguồn điện dung lượng lớn và thiết bị dã chiến tin cậy,
tức là bản thân vũ khí. Không loại trừ việc nhiều vấn đề đó sẽ được
giải quyết ở laser xung cực mạnh NIF mà mới đây đã lập kỷ lục về công
suất xung laser.
Nhìn chung, pháo laser plasma sẽ khá lớn và chỉ
lắp được lên tàu hay xe vận tải. Tuy nhiên, các ưu thế mà nó tạo ra trên
chiến trường sẽ dễ dàng bù đắp nhược điểm cồng kềnh và tiêu thụ nhiều
điện năng. |
|
|
|
|
|
|