Mặt nạ chống đạn AKM 7,62mm cho lính Mỹ
Công ty Mỹ Mtek Weapon Systems phát triển mặt nạ làm bằng polyethylene FAST G3A để bảo vệ đầu cho lính bộ binh.

 Đặc biệt loại mặt nạn này chỉ nặng 400g nhưng có thể chống đạn 7,62mm tiểu liên AKM.

Mặt nạ bằng polyethylene FAST G3A do công ty Mỹ MTek Weapon Systems phát triển làm phương tiện bảo vệ đầu cho lính bộ binh chống sóng nổ chỉ nặng có 400g. Nhưng điều bất ngờ ngay cả với các nhà thiết kế là nó có khả năng bảo vệ tốt chống... đạn AKM với động lượng 2 kJ.

Polyethylene vững chắc hơn mũ trận bằng thép/Kevlar vốn bị đạn AKM bắn từ cự ly 100 m xuyên thủng ư? Bạn có thể tưởng tượng ra điều đó không? Trong một lần trình diễn, một viên đạn 7,62mm bắn từ một biến thể súng AKM đã bắn văng mặt nạ FAST G3A khỏi mũ trận đội trên đầu một hình nộm.

Chiếc mặt nạ chống đạn polyethylene đã ngăn được đầu đạn, tuy nhiên đầu đạn vẫn có thể làm gẫy xương hay răng của người lính.

“Các vị sẽ không hiểu đúng tôi, vẫn sẽ đau. Thậm chí rất đau. Nhưng thế vẫn tốt hơn là phương án khác: thông thường, khi một viên đạn AKM bắn vào mặt bạn, bạn chẳng còn biết đau vì bạn đã chết rồi”, cựu trung sĩ chuyên gia xạ thuật Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) Ryan Bowser, nay là một cán bộ quản lý của MTek Weapon Systems và là một trong những người thiết kế ra loại mặt nạ thần kỳ nói. 

FAST G3A (trái) hiện chưa được nhận vào trang bị. Có lẽ sản phẩm này quá rẻ đối với Lầu Năm góc, nên các lính thủy đánh bộ Mỹ (phải) tự bỏ tiền túi ra mua (MTek Weapons Systems).

Tuy trong các cuộc chiến tranh hiện đại với sự tham gia của các đội quân đông đảo, ít khi người ta bị bắn trúng vào mặt, nhưng sản phẩm mới sẽ bảo vệ khá hiệu quả chống các mảnh đạn mà năng lượng và trọng lượng của chúng trong đa số tuyệt đối các trường hợp lại nhỏ hơn đầu đạn của súng trường tiến công.

Ngoài ra, mặt nạ FAST G3A còn dùng để bảo vệ chống sóng nổ.

Polyethylene được sử dụng rộng rãi làm miếng đệm cho một số loại áo giáp chống đạn dù bản thân nó có khả năng dừng hãm hiệu quả đầu đạn.

Trước đó, vật liệu này được coi là không đủ để ngăn hẳn lõi thép của đầu đạn nếu không có thêm các tấm gốm, titan hay vật liệu cứng khác, những thứ sẽ đưa ngay phương tiện bảo vệ cá nhân này lên một thứ hạng khác về trọng lượng.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là mặt nạ của MTek lại có khả năng ngăn được đầu đạn AKM 7,62×39  mm mà năm 2012 vừa tròn 69 tuổi. Và dĩ nhiên với đầu đạn của đạn 5,45×39 mm dùng cho АK-74 và các mẫu súng AK sau này thì mặt nạ này bó tay, đạn sẽ vẫn xuyên được mặt nạ.

Quân đội Nga không có mặt nạ chống đạn mà chỉ có mũ sắt SSh-68 (trái) sử dụng từ năm 1968 và mũ Kevlar 6B7 (phải) có tính năng tương đương mũ ACH của Mỹ, và chỉ có thể chống được đạn K59.

Có nghi ngờ là khi bắn, người ta đã dùng đạn 7N23, chắc chắn loại súng nhái AKM trên hình ảnh đã được nạp loại đạn gì đó đại loại như đạn thường 57-N-231 với đầu đạn chứa lõi thép bằng thép hàm lượng carbon thấp. Dẫu sao, tất cả chuyện này cũng rất ấn tượng đối với bất kỳ ai bắn súng AKM chẳng hạn vào các vật bằng thép từ cự ly 100 m.

Các loại mũ chống đạn quân dụng tốt nhất của Nga là 6B7 chỉ có thể chống chịu được đạn súng ngắn PM (K59) bắn trực diện, và mũ lại nặng tới 1,5 kg, vì thế chỉ một vị chỉ huy khét tiếng hành lính mới bắt được một lính nghĩa vụ bình thường đội nó khi chiến đấu.

Còn loại mũ nặng nhất của Nga là SSh-68 đến nay vẫn là bằng thép thì đã quá cổ lỗ trong thế kỷ 21. Đồ cổ này chịu được đạn K59 (năng lượng chỉ có 300 J) chỉ ở cự ly mà K59 không thể bắn trượt.

>> Việt Nam chế tạo áo giáp chống đạn
>> Trang bị người lính của OMNITEK-N
>> Lính Nga sẽ có áo chống đạn 'tàng hình'
>> Hải quân đánh bộ Nga trang bị áo giáp bơi

Điều thú vị là mũ trận hiện nay của Mỹ ACH (Advanced Combat Helmet) có trọng lượng tùy cỡ từ 1,36-1,63 kg, ít nhất gấp 3 lần FAST G3A nhưng lại hoàn toàn không che kín được mặt và lại có khả năng chống đạn kém hơn.

Thậm chí mũ trận ECH (Enhanced Combat Helmet) cũng làm bằng polyethylene cao phân tử Dyneema HB80 với trọng lượng (500g) và độ vững chắc tương đương, mới được đưa sản xuất vào tháng 3/2012 cũng không hề bảo vệ được mặt.

Dù chưa quân chủng nào của Mỹ nhận mặt nạ này vào trang bị, song lực lượng lính thủy đánh bộ (USMC) đang chiến đấu ở Afghanistan tự mua mặt nạ để sử dụng (USMC cho phép binh lính tự mua sắm các phương tiện bảo vệ nằm ngoài danh mục được USMC trang bị). Mặt nạ này đặc biệt phổ biến trong các tổ làm công tác gỡ mìn tự tạo.

MTek Weapon Systems dự định sản xuất biến thể mặt nạ có tầm nhìn và khả năng nghe tốt hơn là PREDATOR FAST G4 và có giá 375 USD. Song binh lính Mỹ vẫn phải tự bỏ tiền ra mua nếu muốn.

Quân đội Nga hoàn toàn không có mặt nạ cho công binh và bộ binh. Hiện thời, Bộ Quốc phòng Nga còn đang mê mải mua các xe bọc thép chở quân trang bị pháo có từ 1/4 thế kỷ trước, còn mũ trận của Nga nặng hơn 1 kg và chỉ có khả năng chống các mảnh đạn cỡ 1 gam bay với tốc độ đến 650 m/s (các mẫu hiện đại nhất), chứ đừng nói đến chịu được đạn AKM bắn trực diện ở tầm gần.
(Nguồn: datviet )