Top 10 trực thăng quân sự
Xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc chiến Triều Tiên, trực thăng đã cơ bản thay đổi phương thức tác chiến xưa nay.

Ngày nay, chúng có một vị trí nhất định trong kho vũ khí quân sự cũng như đuợc sử dụng cho các mục đích dân sự khác.

Để được coi là một trong những trực thăng xuất sắc nhất phải hội đủ những tiêu chuẩn như khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng chuyên chở (vận tải), khả năng sống sót khi bị tấn công và khả năng vượt qua ngưỡng giới hạn về chỉ số kỹ thuật.

Military Channel đã dựa vào những tiêu chuẩn như độ hoàn thiện về kỹ thuật , số lượng sản xuất, lịch sử tồn tại, và thực tế tác chiến trên chiến trường.

Dưới đây là danh sách 10 trực thăng tốt nhất thế giới cả Military Channel:

10. ”Bò cái”

Đây là biệt hiệu dàn cho Mi-26- trực thăng vận tải hạng nặng. Chuyến bay đầu tiên của trực thăng này là vào năm 1977. Nó có khả năng chuyên chở 20 tấn hàng hoá hoặc 80 lính đổ bộ. Đến giờ đã có 310 chiếc trực thăng này được sản xuất.

Đặc điểm nổi bật của loại trực thăng này là: 8 cánh quạt, 3 video theo dõi tình trang hàng hoá treo ngoài lần đầu tiên được sử dụng. 

Mi-26 được thử thách trong thảm hoạ hạt nhân Chenobyn. Để tránh bị nhiễm phóng xạ, những thùng hàng chuyên chở được buộc vào sợi dây rất dài, điều này đòi hỏi ở tổ lái lòng dũng cảm và cả sự khéo léo.

Tất cả những chiếc Mi-26 sau khi tham gia vào chiến dịch dọn dẹp hậu quả vụ nổ này đều được chôn ở một khu vực bỏ hoang.

9. “Linh miêu”

Biệt danh này được dành tặng cho trực thăng đa dụng Anh Westland Lynx.

Chuyến bay đầu tiên của “Linh miêu” được thực hiện năm 1971. Nó có khả năng chuyên chở 750 kg, gồm 10 lính đổ bộ và vũ khí gồm 4 tên lửa chống hạm, pháo 20mm, đạn pháo 70mm và 8 tên lửa chống tăng TOW. “Linh miêu” có hình dáng đặc trưng cho phiên bản trực thăng dành cho hải quân.

Loại trực thăng này đã tham gia vào chiến tranh Falklands-là một trong những cuộc chiến trên biển ác liệt nhất sau thế chiến thứ 2. Tại đó, "Linh miêu” Hải quân Hoàng gia Anh đã đánh chìm chiến hạm của Argentina bằng tên lửa “Sea Scua”.

Trong lịch sử 40 năm tồn tại, Lynx còn tham gia vào các chiến dịch ở bán đảo Balkan, giúp phong toả bờ biển Nam Tư và chiến tranh Iraq vào mùa đông năm 1991, tiêu diệt một tàu quét mìn T-43, 4 tàu tuần tra bờ biển, tàu đổ bộ và tàu nhỏ trang bị tên lửa.

 Westland Lynx từng là “vua tốc độ” trong những năm cuối thập kỉ 1980 khi đạt tốc độ 400km/h.

8. “Toa hàng bay”

“Toa hàng bay” là biệt hiệu của Boeing CH-47 Chinook - máy bay vận tải quân sự hạng nặng.

Chinook chính thức trình làng năm 1961. Hiện đã có 1.179 chiếc máy bay này được sản xuất. Nó có thể chở 12 tấn hàng hoặc 55 người. 

Chinook được cho là một sự lựa chọn hoàn hảo cho Quân đội Mỹ tại Việt Nam-nơi có địa hình đồi núi, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết hay thay đổi, sơ đồ địa hình và đướng xá không có…

Ngoài ra, nó còn được dùng để chuyên chở hàng hoá tiếp viện từ tàu vào đất liền. Hiện nay trực thăng này vẫn đang còn trong biên chế, và được dùng trong các chiến dịch quân sự trên toàn thế giới.

>> Vũ khí cổ lỗ của Nga hạ gục siêu phẩm Mỹ?

7. “Rắn hổ mang”

Ra mắt lần đầu năm 1965, hiện có 1.116 chiếc  “rắn hổ mang” Bell AH-1 “Cobra” và 1.271 chiếc biến thể “Super Cobra” được sản xuất.

Hệ thống vũ khí được điều khiển từ xa với 2 khẩu Minigan 6 nòng, 4 điểm treo hàng có khả năng lắp súng liên thanh, tên lửa không đối không, tên lửa chống tăng TOW...

Máy bay này có thể coi là “sát thủ xe  tăng”  tại chiến trường Việt Nam và Cận Đông, gần đây có thêm biẹt danh “máy nghiền thịt” tại chiến trường Warizistan,  Afganistan, Iran và Iraq.

AH-1 là trực thăng chiến đấu theo đúng nghĩa đầu tiên trên thế giới với khoang lái và kính 2 bên được bọc bằng vật liệu composit.

Được trang bị hệ thống ngắm hiện đại, Cobra có thể ngắm bắn mục tiêu ở bất cứ điều kiện thời tiết nào. Máy bay này phù hợp cho việc sử dụng trên tàu đổ bộ và tàu sân bay.

6. “Cá sấu”

Các chuyên gia Mỹ không cho rằng trực thăng vận tải chiến đấu Mi-24 (tên NATO là Hind) của Nga là trực thăng.

Nhìn bề ngoài thì Mi-24 đúng là trực thăng nhưng nếu xét theo khía cạnh kỹ thuật thì nó là sự “lai ghép” giữa trực thăng và máy bay.

Mi-24 không thể đậu hay cất cánh từ tại một chỗ bất kỳ. Nó đòi hỏi phải có bãi đậu-đáp chuyên biệt. Nguyên nhân là do Mi-24 có bộ cánh khá lớn.

Các chuyên gia của lực lượng không quân Mỹ, sau khi tiến hành thử nghiệm trên 1 chiếc Mi-24 mà họ có được đã kết luận rằng ít nhất ¼ lực cất cánh phụ thuộc vào cánh trực thăng, khi bay ở vận tốc lớn thì tỉ lệ này là 40%.

Mi-24 có những đặc điểm cấu tạo không “đạt chuẩn”: khoang đổ bộ và hệ thống vũ khí không được lắp đặt theo thiết kế thông thường.

Nó cũng là một trong những “trực thăng “ chiến đấu có tốc độ cao nhất trên thế giới( 320km/h).

“Cá sấu” đã từng tham chiến tại Kavkaz, trên núi Pamir, ở những  sa mạc ở châu Á, những vùng rừng nhiệt đới rậm rạp ở vùng Xích đạo châu Phi.

Tuy nhiên chiến trường mang lại vinh quang cho Mi-24 là chiến trường Afganistan. Theo Bardad Observer, năm 1982, trong chiến tranh Iran-Iraq, Mi-24 thậm chí, đánh bại tiêm kích siêu thanh F-4 “Fantom” của Iran.

5.  “Ngựa đực”

Sikorsky CH-53E  là loại trực thăng vận tải hạng nặng. Nó có khả năng chuyên chở 13 tấn hàng trên khoang chở đồ hoặc 14,5 tấn hàng treo hoặc 55 lính đổ bộ.

CH-53E là phiên bản cải tiến của CH-53, được chế tạo phù  hợp với nhu cầu của lực lượng hải quân, lính thuỷ đánh bộ và lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

Ngoài nhiệm vụ chính là chuyên chở, những chiếc “thuyền bay” này còn được sử dụng  để quét mìn và tham gia vào các chiến dịch cứu hộ.

Hệ thống tiếp nhiên liệu trên trưc thăng cho phép nó bay được cả ngày .

Trong chiến tranh Iraq và Afganistan, CH-53 và CH-53E được dùng để hỗ trợ hoả lực cho các lực lượng  mặt đất.

Hiện có khoảng 522 chiếc trực thăng dạng này được sản xuất.

4.  "Ngôi nhà thứ 2"

Bell UH-1- Trực thăng chiến đấu đa dụng này đã trở thành biểu tượng cho chiến tranh Việt Nam. Các cựu binh Mỹ nhớ lại “ Huey với họ đã trở thành ngôi nhà thứ 2”: đưa lính đến nơi tập kết, chuyên chở trang vũ khí, tiếp tế lương thực và đạn dược, chuyên chở thương binh…

Bất chấp việc có khoảng 3.000 trực thăng loại này không quay trở lại bãi đỗ, việc sử dụng Huey vẫn được coi là thành công. 

Được trang bị 2 khẩu súng 12,7mm, 48 tên lửa, UH-1 được coi là một cỗ máy chết chóc.

Huey cũng đặc biệt được các nhà làm phim Mỹ ưu ái. Vào cuối thập niên 1960, số lượng Huey mà Mỹ dùng tại Đông dương còn lớn hơn tổng số trực thăng của tất cả các nước trên thế giới cộng lại. Hiện có khoảng 70 nước trên thế giới sử dụng Huey.

3. Mi-8, người chở hàng cần mẫn

Ra đời từ 50 năm trước nhưng đến nay Mi-8 vẫn còn được ưa chuộng trên khắo thế giới.

Hiện có khoảng 30 biến thể dân sự và quân sự của loại này.  Mi-8 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, từ sa mạc Sahara đến vùng Cực Bắc.

2. Apache - Chiến binh da đỏ

Boeing AH-64 Apache được coi là biểu tượng của dòng  trực thăng hiện đại, được coi là giải pháp hoàn hảo để đối phó với xe tăng.

Với một số cải tiến, biến thể AH-64D Apache Longbow có thể hoạt động tốt hơn vào ban đêm.

1. Chim ưng đen

Black Hawl được coi là trực thăng của thế kỉ 21 mặc dù đã ra đời được hơn 40 năm nay. 

UH-60 có rất nhiều biến thể. Biến thể chống hạm có tới 2 loại là SH-60B “Sea Hawk” và SH-60F “Ocean  Hawl” (riêng với biến thể này có trang bị thêm máy đo từ trường và sonar), UH-60  thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và tham gia vào các hoạt động đặc biệt…

Có khả năng chuyên chở 1.500 tấn hàng và các loại vũ khí trong khoang chở đồ, hoặc có thể treo 4 tấn hàng ở bên ngoài. Với biến thể đổ bộ, "chim ưng" có thể chở được 14 lính trong khoang.

Black Hawl được trang bị một hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu tác chiến. Nó yêu cầu một qui trình bảo quản khá khắt khe: không được phép cất giữ UH-60 quá lâu ngoài trời.

Hiện giờ, Black Hawl có thể hoàn thành nhiệm vụ cẩu cả trực thăng vận tải và trực thăng hộ chiến, thay thế cho trực thăng MH-53 và trực thăng hạng nặng SH-3 Sea King.

(Nguồn: datviet )