Trên chiến trường hiện
đại, các xe tăng chủ lực không những trang bị một lớp giáp dày với
nhiều tầng bảo vệ khác nhau mà chúng còn có tốc độ rất cao, khả năng cơ
động tốt, thậm chí trang bị cả những hệ thống phòng vệ có khả năng bắn
hạ đạn chống tăng.
Chính vì thế, những tên lửa chống tăng cá nhân có thể không đạt yêu cầu
tiêu diệt những loại xe tăng này ngay trong phát bắn đầu tiên do tốc độ
chậm, tầm bắn hạn chế và thời gian phát hiện, ngắm bắn còn nhiều.
Chính vì thế, các cường quốc như Nga, Mỹ đều muốn phát triển tên lửa
chống tăng hạng nặng bắn từ các xe chiến đấu diệt tăng chuyên nghiệp.
Cuối những năm 1980, cùng với việc Nga phát triển hệ
thống tên lửa 9M123 Khrizantema (được NATO định danh là AT-15 Spinger),
Mỹ cũng bắt đầu tiến hành chương trình nghiên cứu tên lửa chống tăng
hạng nặng AAWS-H (Advanced Anti-Tank Weapon System - Heavy) với dự án
LOSAT (Line-of-sight Anti-Tank) nhằm chế tạo một loại tên lửa chống tăng
có điều khiển bay với vận tốc trên siêu âm và tiêu diệt đối phương bằng
động năng tên lửa.
Thứ vũ khí này còn được gọi là KEM (Kinetic Energy Missile - Tên lửa
động năng).
Tên lửa MGM-166A phóng đi từ bệ
phóng trên xe HMMWV |
|
Được phát triển tại Texas Instrument và LTV, LOSAT
bắt đầu được thử nghiệm vào tháng 6/1990, tuy nhiên, đến năm 1992,
chương trình lại bị đẩy lùi tiến độ và hạ cấp xuống mục đích trình diễn
kỹ thuật.
Năm 1996 Bộ Quốc phòng Mỹ từng có ý định hủy chương trình này, tuy
nhiên, tháng 11/1997, dưới tác động của Lục quân Mỹ, chương trình đã
được khởi động trở lại. Tới năm 2002, hệ thống tên lửa MGM-166A đã ra
đời.
Ở biến thể mới nhất, LOSAT được gắn trên xe chiến đấu đa năng hạng nhẹ
HMMWV và cả hệ thống được đặt tên là M1114 (hoặc M1113 hay M1044A1).
Hệ thống này được trang bị bốn tên lửa KEM trong trạng thái sẵn sàng bắn
từ trên nóc xe và 8 đạn tên lửa dự phòng đặt trong một xe kéo theo phía
sau.
Xạ thủ tên lửa được trang bị một hệ thống ngắm kết hợp giữa thiết bị
ngắm hồng ngoại FLIR và TV để có thể tìm và khóa bắn mục tiêu.
Trong điều kiện chiến đấu, hệ thống kiểm soát bắn của MGM-166A có khả
năng khóa bắn hai mục tiêu cùng lúc.
Tên lửa KEM có chiều dài 2,85 m và đường kính 16,2 cm và hoạt động bằng
nhiên liệu rắn.
Sau khi bắn, tên lửa có khả năng tăng tốc cực nhanh lên tới vận tốc
1.500 m/giây (Mach 4,4) vượt trội so với tên lửa Khrizantema của Nga,
chỉ có vận tốc 400 m/giây Mach 1,2. Với tốc độ này, tên lửa có thể chạm
mục tiêu ở tầm bắn cực đại (4 km) trong thời gian chưa đến 5 giây.
Dữ liệu mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi bắn và có thể được
cập nhật trong suốt quá trình bay qua hệ thống điều khiển bắn.
|
Một biến thể cũ của MGM-166 phóng từ bệ
phóng trên thân xe chiến đấu bộ binh Bradley
|
Điểm đặc biệt của KEM so với các tên lửa chống tăng khác là nó không
được trang bị đầu đạn nổ. Nó tiêu diệt mục tiêu bằng chính động năng của
mình (tương tự như loại đạn chống tăng thanh xuyên APFSDS) với khối
lượng tên lửa lên đến 80 kg.
Khác với các hệ thống khác, toàn bộ quy trình bắn của MGM-166A gồm nhận
mục tiêu, khóa bắn và bắn chỉ diễn ra trong vòng từ 2-3 giây, hầu như
không cho phép đối phương có cơ hội phản ứng.
Vận tốc cực cao với việc không dùng đầu nổ giúp KEM đánh dễ dàng đánh
bại các hệ thống phòng thủ chủ động hay các loại giáp phản ứng nổ.
|
Một hệ thống tên lửa MGM-166A có bốn tên
lửa sẵn sàng phóng, chỉ thị mục tiêu qua hệ thống ngắm FLIR/TV và có thể
bắt bám cực nhanh hai mục tiêu cùng lúc.
|
Tháng 8/2002, Lockheed Martin đã nhận hợp đồng đầu tiên sản xuất 108
tên lửa MGM-166A.
Những tên lửa này đã được sử dụng cho đơn vị LOSAT đầu tiên của lục quân
Mỹ vào năm 2003 với 12 xe phóng.
Tháng 3/2004, chương trình thử nghiệm hệ thống LOSAT đã thành công và đi
vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Tuy nhiên, do chương trình phát triển loại tên lửa CKEM hiện đại hơn
đang diễn ra, chương trình sản xuất hàng loạt MGM-166A đã bị dừng lại
sau khi sản xuất lượt đầu với 435 tên lửa thành phẩ
Chương trình CKEM được Lockheed Martin bắt đầu phát triển từ tháng
4/2010.
Đến tháng 10/2003, chương trình này đã tiến sang giai đoạn trình diễn kỹ
thuật và trong tháng 11 sau đó, Lockheed Martin đã thử nghiệm thành
công tên lửa lần đầu tiên.
Biến thể tên lửa CKEM được đem ra thử nghiệm chỉ có chiều dài 1,5 mét,
khối lượng 45 kg (bằng một nửa của KEM).
Tuy thế, CKEM lại có thể đạt đến vận tốc 2.200 m/giây (Mach 6,5) và đạt
tầm bắn từ 400 - 8.000 mét.
|
Các mốc thời gian phát triển tên lửa CKEM
cho thấy hiện nay Mỹ đã sẵn sàng trang bị tên lửa này cho quân đội.
|
Năm 2006, pha trình diễn kỹ thuật của dự án đã kết thúc và cho đến nay,
Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công tên lửa CKEM trên 20 lần, tiến
tới sẵn sàng trang bị loại tên lửa này cho quân đội Mỹ trong tương lai
gần. |