"Đó sẽ là một bộ quân phục rất thông minh. Nếu thực hiện thành
công, đáp ứng được các yêu khả năng kiểm soát thông tin của binh sỹ, như
phát hiện vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết thương, thậm chí truyền
cả tín hiệu cung cấp vị trí của người lính tới nhân viên y tế tới hỗ
trợ thông qua cảm biến GPS được cấy sâu vào trong lớp vải", chuyên
gia quân sự của Katie Drummond của tờ Wired bình luận.
Sáng kiến này, ban đầu được ONR gọi là "Quân phục thông minh phản ứng
nhanh hỗ trợ những binh lính bị thương".
Năm 2004, một nỗ lực lớn để tạo ra một bộ quân phục
hỗ trợ cho binh lính đã được Quân đội Mỹ thực hiện trong một chương
trình có tên "Chiến binh tương lai". Trong đó, họ cố gắng cải tiến quân
phục bằng cách sử dụng các lớp giáp nhẹ e-textiles (quân phục bền dẻo
được dệt lẫn giữa sợi vải và sợi kim loại), cấy giữa lớp vải là các cảm
biến vào để truyền thông tin của người lính về căn cứ.
Tuy sáng kiến này sau đó đã bị loại bỏ, nhưng Quân đội Mỹ tiếp tục mơ
tới một bộ quân phục thông minh, thậm chí, họ liên hệ với các hãng phim ở
Hollywood và ngành công nghiệp trò chơi điện tử để trao đổi các ý kiến
về thiết kế của một bộ quân phục tiên tiến.
Tuy nhiên, ý tưởng của Phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ không phải để thay
thế cho việc chăm sóc y tế mà cung cấp cho nhân viên y tế và bác sỹ phẫu
thuật thông tin bước đầu trước khi thực hiện các biện pháp cứu chữa.
|
Một trong nhiều mẫu quân phục tương lai
của quân đội Mỹ.
|
Rõ ràng, nếu dự án của ONR nhận được sự ủng hộ mạnh
mẽ và đạt được thành công, người lính sẽ có sự hỗ trợ vô giá liên quan
đến mạng sống, tỷ lệ sống còn của binh sỹ sẽ được tăng lên nhiều lần.
Tín hiệu đáng mừng là việc phát triển loại vải thông minh hơn không phải
là quá khó khăn với ONR.
Trong 5 năm qua, liên doanh thương mại và thể thao của Mỹ đã đạt được
những tiến bộ ấn tượng hướng tới "quân phục đa năng" gọn nhẹ, có thể
phát hiện mọi dấu hiệu liên quan đến sức khỏe của vận động viên thông
qua đo mức đường huyết trong máu.
Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu châu Âu tạo ra một loại vải có thể theo
dõi tình trạng quá tải của cơ bắp để ngăn chặn chấn thương đối với các
vận động viên khi luyện tập quá sức.
Tuy nhiên, việc tạo ra những sensor (cảm biến) tinh
vi như mong muốn của ONR lại là thách thức. Họ sẽ phải kết hợp nhiều
sensor như vậy vào trong một bộ quân phục thống nhất - những dấu hiệu
quan trọng về tình trạng sức khỏe của cơ thể binh sỹ, phát hiện đạn,
truyền dẫn tín hiệu GPS là những yếu tố phức tạp mà họ cần phải vượt
qua.
Sau đó, việc tích hợp những hệ thống này vào trong một lớp vải để có thể
bảo vệ được cơ thể tương đương như một lớp giáp bảo vệ, đồng thời phải
giảm tối thiểu trọng lượng mà vẫn phải đáp ứng độ bền, sự thoải mái tiết
trong điều kiện chiến đấu. |