Bối cảnh chiến lược
Sự so sánh này cần phải gắn với bối cảnh quan điểm chiến lược, tham
vọng toàn cầu và các đặc tính chính trị và xã hội của mỗi nước vốn là
điều kiện cấu thành nhận thức của mỗi nước.
Tầm nhìn chiến lược của mỗi nước quyết định sự phát triển khả năng hạt
nhân của họ (bao gồm chính sách hạt nhân, khái niệm, vũ khí và các hệ
thống phóng) phù hợp với môi trường địa chiến lược.
Trung Quốc dè chừng sự hiện diện của Mỹ
Kể từ năm 2008, khi kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, thành tựu kinh
tế của Trung Quốc không ngừng gia tăng. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng
thống Obama đặc biệt quan tâm đến việc lôi kéo Trung Quốc nhằm giúp vào
việc ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ.
Tình hình này rõ ràng là điều kiện để cho các tham vọng toàn cầu của
Trung Quốc gia tăng. Vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi Trung Quốc đã
không hồ hởi với các "trò chơi" của chính quyền Obama trong những vấn đề
quốc tế.
Tuy nhiên, một trong những lý do quan trọng giải thích cho sự lưỡng lự
của Trung Quốc là mối hoài nghi đối với các ý đồ của Mỹ ở châu Á nơi mà
Mỹ đang phát triển quan hệ phù hợp với chiến lược của Ấn Độ.
Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc năm 2008 đã nói rõ điều này khi
nhấn mạnh: “Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình
Dương.” Trung Quốc lo ngại về khả năng hình thành một trục chống Trung
Quốc do Mỹ khởi xướng, kéo dài từ Nhật Bản đến Ấn Độ.
Điều này không được tướng Mã Hiểu Thiên - Phó tổng tư lệnh Quân đội
Trung Quốc nói ra trong cuộc đối thoại Shangri La 2010 tại
Singapore. Ông Mã chỉ nói rằng: "Chúng tôi tin rằng duy trì an ninh
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc,
và đó cũng là trách nhiệm của Trung Quốc.”
Rõ ràng là vị thế ngày càng được khẳng định của Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông chỉ là một cách khẳng định của chính sách này.
|
Vòng xoay Mỹ - Trung, Mỹ - Ấn.
|
Sự khẳng định quyền lực này có ý nghĩa chiến lược mạnh mẽ đối với các
nước ASEAN, đặc biệt khi Trung Quốc rất có thể sẽ chen vào cấu trúc an
ninh của ASEAN trong những năm tới.
Quan hệ Mỹ - Ấn nồng ấm
Quan hệ Ấn - Mỹ gần đây đã có những bước cải thiện, nhất là từ khi Obama khẳng định sẽ quay trở lại châu Á.
Sau khi Hiệp định hạt nhân Ấn - Mỹ được ký kết, quan hệ kinh tế 2 nước
dự kiến đi vào thời kỳ phát triển mạnh. Tuy nhiên điều này đã không diễn
ra do nội bộ chính quyền Obama có vấn đề với Ấn Độ.
Thực tế là việc cải thiện quan hệ này xảy ra khi quan hệ Mỹ - Trung có
những bước trục trặc. Một phần vì kinh tế Ấn Độ duy trì được tốc độ tăng
trưởng cao, gần 8%, và khác với tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là
phụ thuộc vào xuất khẩu.
Hơn nữa, khi lực lượng quân đội Mỹ tại Afghanistan rút hết, Mỹ sẽ mong
muốn duy trì Pakistan làn một đồng minh ở khu vực. Giới quân sự ở
Pakistan dường như sẽ tiếp tục quyết định thế chiến lược của nước này
trong những năm tới.
Có lẽ đây là lý do sâu xa của việc Mỹ tiếp tục duy trì viện trợ 10 tỷ
USD cho quân đội Pakistan. Không được quên rằng Pakistan, một đồng minh
thân cận của Trung Quốc, cũng đã đạt được khả năng hạt nhân của mình nhờ
có sự giúp đỡ và tiếp tay của Trung Quốc.
Những tính toán này có lẽ đã ảnh hưởng đến việc Mỹ khuyến khích Ấn Độ
đóng một vai trò chiến lược lớn hơn ở Afghanistan và xa hơn nữa ở phía
Tây Á.
Với những tính toán như vậy, trong viễn cảnh quan hệ đối ngoại của Mỹ,
Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục chiếm một khoảng không gian lớn hơn Ấn Độ
trong những năm tới, bất chấp những thăng trầm trong quan hệ Mỹ Trung.
Về kinh tế và sức mạnh, Ấn Độ vượt trội ở khu vực Nam Á. Sức mạnh mềm của văn hóa Ấn Độ cũng phổ biến khắp khu vực.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, Ấn Độ có quan hệ tốt với Liên Xô đặc
biệt là nguồn cung cấp vũ khí và trang thiết bị chủ yếu cho Ấn Độ. Vị
trí đia lý của Ấn Độ cho phép nước này bao trùn khu vực Ấn Độ Dương.
Chính vì vậy mà không ngạc nhiên khi Trung Quốc đang tranh thủ các nước
nhỏ hơn trong khu vực, nhằm tách họ ra khỏi ảnh hưởng của Ấn Độ.
Quan hệ thân thiện gần gũi giữa Trung Quốc với Pakistan là rất rõ. Nepal
và Sri Lanka đang ngày càng rơi vào khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trừ Pakistan, quan hệ của Trung Quốc đối với các nước láng giềng khác
gần Ấn Độ tỏ ra nhấn mạnh về chính trị và kinh tế nhiều hơn là quan hệ
quân sự.
Thực tế hạt nhân
Với sức mạnh kinh tế và quân sự tương đối yếu hơn Trung Quốc,
Ấn Độ dường như chỉ nuôi dưỡng những tham vọng khu vực. Khác với Trung
Quốc, nước đã ký Hiệp định chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và được
công nhận là cường quốc hạt nhân,
Ấn Độ chưa ký NPT, khả năng hạt nhân của Ấn Độ chỉ được công nhận sau vụ
thử hạt nhân năm 1998. Vì vậy, Ấn Độ có những hạn chế cơ bản trong cố
gắng mở rộng khả năng kho vũ khí hạt nhân của mình. Dù theo tin tức, Ấn
Độ đã làm giàu được một khối lượng uranium đủ để chế tạo thêm 30 đầu đạn
hạt nhân nữa.
Theo dự đoán, kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ có từ 40-80 đầu đạn. Số
lượng này ít hơn cả số đầu đạn của Pakistan và bằng khoảng 1/5 số đầu
đạn mà Trung Quốc đang sở hữu.
Với những vụ thử vũ khí hạt nhân hạn chế, vấn đề hoạt động thực tế của
các vũ khí hạt nhân của Ấn Độ đang được đặt ra. Nhưng sự hạn chế chính
của Ấn Độ là ở khả năng yếu kém trong hệ thống phóng. Hiện nay, Ấn Độ
chỉ có những loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Sự phát triển
tên lửa của hải quân chỉ nhằm vào hoàn thiện khả năng phóng ở tầm trung.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ, INS Arihant, đang được chạy thử ở
biển, nếu theo đúng lịch trình thì có thể bắt đầu chính thức hoạt động
vào năm 2012.
Vì vậy, hiện nay Ấn Độ vẫn chưa có tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo.
Hạm đội tàu ngầm của Ấn Độ đã cũ và phải dựa vào chương trình mua sắm
chung của hải quân. Theo tin tức, rất có thể ngân sách hải quân sẽ bị
cắt giảm đến 50%. Vì vậy khả năng phóng hạt nhân của Ấn Độ hiện nay chủ
yếu dựa vào máy bay và hạm đội tàu nổi có khả năng mang vũ khí hạt nhân
là chính. Trước mắt, vấn đề này hạn chế tầm với khả năng hạt nhân của Ấn
Độ trong phạm vi khu vực Nam Á và vùng Tây Tạng.
|
Hầu hết các tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chỉ dừng ở tầm ngắn và tầm trung.
|
Sau vụ thử hạt nhân năm 1998, Ấn Độ áp dụng chính sách “không sử dụng
trước” (NFU). Tuy nhiên, theo chính sách hạt nhân của mình, dù Ấn Độ
không là nước sử dụng vũ khí hạt nhân trước, vẫn sẽ có “trả đũa hạt nhân
ồ ạt đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên và nhằm gây ra những
tổn thất không thể chấp nhận được” cho kẻ thù. Tuy nhiên, những từ ngữ
này có sức nặng đến đâu thì còn phải chờ xem.
Với khả năng hạn chế về hạt nhân của mình, khả năng đánh đòn hạt nhân
thứ 2 của Ấn Độ sẽ phải dựa vào lực lượng không quân và các hạm đội tàu
nổi. Như vậy Ấn Độ sẽ tiếp tục ở thế yếu đối với các đòn tấn công hạt
nhân xa hơn tầm trung.
Cho đến năm 2003, Ấn Độ mới thành lập Bộ chỉ huy hạt nhân chiến lược. Tổ
chức liên nghành này có trách nhiệm bao quát toàn bộ lực lượng hạt
nhân, tên lửa và các khí tài khác. Đồng thời cũng có một trách nhiêm đặc
biệt trong việc thực hiện chính sách hạt nhân của Ấn Độ.
Điểm yếu cơ bản của Ấn Độ không chỉ ở quá trình quyết định chính sách
chiến lược mà còn ở việc chậm trễ trong thực hiện các quyết định đó. Ấn
Độ đã không tận dung được thời gian như là nguồn lực không thể thay thế.
Do đó công tác nghiên cứu và phát triển quốc phòng do nhà nước chỉ đạo
thường không đạt tiến độ đề ra.
Việc mua sắm quốc phòng trở thành mảnh đất mầu mỡ cho tham nhũng và các
thủ tục hành chính tỏ ra tập trung vào chống tham nhũng hơn là vào việc
mua sắm các hệ thống vũ khí đúng hạn định. Tình hình này vẫn chưa được
cải thiện bất chấp các tư lệnh quân chủng đã đưa ra lời phàn nàn. Tình
trạng này đã làm suy yếu chương trình hiện đại hóa quân đội của Ấn Độ.
Tuy nhiên, Ủy ban nội các về an ninh (CCS) do Thủ tướng trực tiếp chỉ
đạo là cơ quan sẽ ra lệnh đánh trả bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào.
Quyết định nhanh đưa ra dưới sức ép chưa bao giờ là điểm mạnh của Ủy ban
này. Liệu ủy ban này trên thực tế có ra lệnh cho một cuộc trả đũa hạt
nhân hay không lại là một vấn đề còn tranh luận.
Trái lại, Trung Quốc đã phát triển một tầm nhìn chiến lược dài hạn rõ
ràng để mở rộng khả năng chiến lược hạt nhân của họ, phù hợp với những
tham vọng toàn cầu đề ra.
Trung Quốc đã thiết lập khả năng sản xuất, phát triển và nghiên cứu vũ
khí hạt nhân quy mô lớn. Trung Quốc đã trở thành một nước xuất khẩu vũ
khí lớn và điều này đã cho phép họ một tư thế mạnh và thuận lợi để mở
rộng ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
Trung Quốc cũng áp dung chính sách không là nước đầu tiên sử dụng vũ khí
hạt nhân, trước Ấn Độ rất nhiều (năm 1964) và với sự khẳng định không
là nước sử dụng vũ khí hạt nhân “bất kỳ lúc nào hay trong bất kỳ hoàn
cảnh nào.”
Dù Trung Quốc tái khẳng định chính sách NFU vào năm 2009, độ tin tưởng
để thi hành chính sách này được đánh giá là thấp. Thí dụ, có nhiều tin
tức cho rằng Trung Quốc đã từng tính đến các phương án tấn công hạt nhân
chống lại Liên Xô trong trường hợp Liến Xô mở cuộc tiến công thông
thường. Lúc đó, Trung Quốc đã có khả năng phóng vũ khí hạt nhân từ máy
bay, tàu nổi và tàu ngầm cũng như bằng tên lửa.
Chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đang được tiến hành tốt
với việc phát triển tập trung vào việc cải tiến khả năng hệ thống tên
lửa và hải quân
trong khi nhằm biến Lực lượng giải phóng quân Nhân dân (PLA) thành một
quân đội hiện đại với khả năng cơ động cao và hỏa lực ngày càng hoàn
thiện hơn.
Với Trung Quốc thì sức mạnh tên lửa đạn
đạo đã "bảo" cả trên biển với hạm đội tàu ngầm hùng hậu có khả năng
phóng tên lửa liên lục địa.
Theo một số nguồn tin, Trung Quốc là nước có số đầu đạn hạt nhân thấp
nhất trong 5 cường quốc hạt nhân. Dù không biết con số chính xác số đầu
đạn hạt nhân mà Trung Quốc đang sở hữu là bao nhiêu, số lượng đưa ra là
khoảng 130 đầu đạn đang được triển khai trên các tên lửa và máy bay. Bản
tin Nhà khoa học nguyên tử cho rằng con số này có thể là chính xác. Có khả năng còn 70 đầu đạn nữa đang nằm trong kho.
Trung Quốc hiện có một số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tự chế tạo bao
gồm DF-5 với tầm bắn khoảng 15.00Km đã đưa vào trực chiến từ năm
1980. Khoảng 80 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai trên các tên lửa
DF-3, DF-4, DF-5 và DF-21. Trong số này, Trung Quốc có khoảng 25 tên lửa
DF-5.
Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng, Trung Quốc đang cải tiến sự
cơ động của tên lửa và khả năng hoạt động của chúng. Trung Quốc có tiềm
năng phát triển loại tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn từ một số
loại tên lửa này.
Dù lực lượng hải quân của Trung Quốc lớn thứ 3 trên thế giới, nhưng
Trung Quốc chỉ có khả năng tự vệ giới hạn cho khu vực bờ biển và chỉ với
khả năng "nước nâu". Tuy nhiên, với kết quả của các nỗ lực hiện đại
hóa, hải quân PLA hiện đã có khả năng "nước xanh". Điều đó có nghĩa là
họ đã có khả năng tiến công trong giới hạn cách bờ biển khoảng 1.000 hải
lý.
Thêm vào đó, Hải quân Trung Quốc tiếp tục ở thế yếu trong hệ thống chỉ
huy C4. Để đáp ứng với những ưu tiên chiến lược ngày càng cao, hải quân
Trung Quốc đang trong một quá trình chuyển hóa thành lực lượng hải quân
nước xanh, tuy còn phải mất nhiều thời gian nữa.
Họ đã phát triển được loại tàu ngầm hạt nhân Type 094 được trang bị tên
lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL 2 với tầm bắn 8.000Km; đưa bán cầu phía
Tây vào tầm bắn của mình. Trung Quốc cũng đã phát triển một căn cứ tàu
ngầm lớn ở đảo Hải Nam, gây lo ngại cho cả Mỹ lẫn Ấn Độ.
Từ thập kỷ trước, sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc trên hải phận
quốc tế đã không ngừng gia tăng. Trung Quốc đã tiến hành tập trận chung
với hàng chục nước, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan.
Trong cố gắng đầu tiên vươn ra quốc tế, Trung Quốc đã cử một đội tàu
chiến tham gia vào các nhiệm vụ chống hải tặc tại Vịnh Aden. Rất có thể
trong thập kỷ tới chúng ta sẽ chứng kiến sự khẳng định sức mạnh với quy
mô lớn của hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.
Trung Quốc có công trong việc giúp Pakistan phát triển khả năng hạt nhân
và tên lửa, bất chấp các hiệp định quốc tế. Hai nước này có quan hệ
chiến lược chặt chẽ và quan hệ đó có thể giúp Pakistan gia tăng khả năng
hạt nhân trong tương lai.
Tuyên bố mới đây của Trung Quốc xây thêm hai nhà máy hạt nhân cho
Pakistan mà họ nói là theo hợp đồng ký năm 1991 là một điều cần xem xét.
Dù chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Bush trước đây đã phản đối, nhưng
giờ đây chính phủ Mỹ tìm cách làm ngơ do mục tiêu chính trị trong chiến
lược Afghanistan - Pakistan. Vì thế mà Trung Quốc đang giành được lợi
thế to lớn trong sự hiển diện của mình tại Pakistan.
"Thua vì tham vọng nhỏ hơn"
Cho đến nay Trung Quốc có lợi thế hơn Ấn Độ về ba phương diện cơ bản
trong việc phát triển khả năng hạt nhân: Quá trình hoạch định chính
sách, phát triển các thống vũ khí và các lựa chọn hệ thống phóng.
Tuy nhiên, khả năng hạt nhân của Trung Quốc hầu như hoàn toàn dựa vào
các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa triển khai trên biển và đất
liền. Khả năng nước xanh của họ đang được mở rộng với việc phát triển 94
tàu ngầm hạt nhân được trang bị các tên lửa SLBM.
Với trang bị này họ có thể vượt qua được các giới hạn hoạt động ở vùng
biển nước xanh. Vì vậy khả năng hạt nhân của Trung Quốc phù hợp với
những tham vọng toàn cầu của họ.
So sánh với Trung Quốc, khả năng hạt nhân của Ấn Độ bị giới hạn bởi
những tham vọng hạn hẹp trong khu vực của mình. Tình hình này khó có thể
thay đổi trừ khi Ấn Độ cải thiện được khả năng giải quyết được những
thách thức về an ninh chiến lược của mình. Để làm được điều này thì sở
hữu những vũ khí hạt nhân và các khả năng về tên lửa hiện đại hơn sẽ là
thiết yếu đối với Ấn Độ.
Hiện tại, vị thế của Ấn Độ ít có khả năng thay đổi trừ khi Ấn Độ cải
thiện được khả năng giải quyết những thách thức chiến lược của mình. Để
làm được điều này, cải thiện khả năng hạt nhân và tên lửa là thiết yếu.
Đặc biệt, Ấn Độ phải phát triển được một khả năng phòng thủ chống tên
lửa mạnh. Để làm được như vậy Ấn Độ còn phải mất nhiều thời gian. Sức
mạnh của Ấn Độ phụ thuộc vào việc xây dựng được một quan hệ hai bên cùng
thắng với Trung Quốc, trong khi đồng thời phát triển được mối quan hệ
chiến lược gần gũi hơn với Mỹ mà không phải hy sinh các lợi ích của mình
ở khu vực.
Quan hệ Ấn - Nga, hiện hơi trì trệ, cũng cần phải được nuôi dưỡng. Trên
hết, Ấn Độ phải tăng tốc hiện đại hóa quân đội. Trong những năm sắp tới,
khu vực Ấn Độ Dương rất có thể trở thành địa bàn khẳng định sức mạnh.
Tình hình này đòi hỏi phải làm cho hải quân Ấn Độ trở thành một lực
lượng mạnh. Vì có như vậy Ấn Độ mới không đánh mất lợi thế chiến lược
của nình ở khu vực. |