Bom chính xác cao SDB của Mỹ
Bom có điều khiển là gì?
Bom có điều khiển mà nay thường gọi là bom
thông minh hay bom tinh khôn (smart bomb) là một trong các loại vũ
khí hàng không có điều khiển dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt
đất. Bom có điều khiển là bom hàng không, được trang bị hệ dẫn
và điều khiển.
Thông số quan trọng nhất của bom đạn hàng không là
hệ số tỷ lệ trọng lượng thuốc nổ trên tổng trọng lượng của
bom/tên lửa.
Đối với tên lửa hàng không, chỉ số này là 0,2-0,5
(sở dĩ tỷ lệ thấp như vậy là do tên lửa được lắp động cơ,
thùng nhiên liệu, các hệ dẫn), đối với bom không điều khiển,
chỉ số này gần bằng 1, còn đối với bom có điều khiển, chỉ
số này là 0,7-0,9.
Với trọng lượng và tầm bắn gần như giống nhau (so
với tên lửa), bom có thể mang lượng thuốc nổ lớn hơn nhiều.
|
Bom chính xác cao hiện đại SDB (Small Diameter
Bomb - bom đường kính nhỏ) có khả năng xuyên qua các bức tường để
tiêu diệt các hăng-ga và boongke bê tông cốt thép. Bom có cánh
mở ra khi bay, cho phép tăng rất nhiều tầm tiêu diệt mục tiêu.
Bom được trang bị cho quân đội Mỹ từ tháng 9.2006. Tiêm kích thế
hệ 5, tối tân nhất của Mỹ F-22A Raptor có thể mang 8 bom SDB
treo trên giá treo đặc biệt trong khoang bom bên trong.
Biến thể được đưa vào trang bị đầu tiên cho quân đội Mỹ là SDB I
(GBU-39). Bom có trọng lượng khá nhỏ, chỉ 130 kg, đường kính
gần 190 mm, chiều dài gần 1,8 m. Nếu so sánh với các bom thời
Thế chiến II thì có thể thấy bom có trọng lượng và đường
kính khá nhỏ, song lại dài hơn đáng kể.
Bom có khả năng tiêu diệt khá chính xác các loại mục tiêu với
sai số vòng tròn xác suất là 5-8 m. Độ chính xác đó đạt được
nhờ hệ thống điều khiển trên khoang với các kênh quán tính và
GPS. Các kênh quán tính có khả năng bảo đảm hoạt động trong
điều kiện đối phương tiến hành chế áp vô tuyến điện tử cường
độ cao. Tất cả chỉ là nhằm đưa 17 kg thuốc nổ mạnh đến mục
tiêu một cách chính xác. Giá một quả bom này là 70.000 USD,
bằng 2 lần thu nhập trung bình năm ở Mỹ.
SDB có thể trang bị cho các máy bay như: các máy bay ném bom
B-52 Stratofortress, B-1 Lancer, B-2 Spirit, các tiêm kích F-15E
Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon, F-22 Raptor, F-35 Lightning II,
cũng như cường kích A-10 Thunderbolt II.
Nếu không tính các máy bay đời cũ mà chỉ nhìn vào giá cả
các máy bay tối tân nhất thì giá của bom SDB là bình thường.
Ví dụ, giá của một máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit là hơn
1 tỷ USD một chút (không tính chi phí nghiên cứu, phát triển).
Còn giá của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor có giá
ước 137,5 triệu USD cho một chiếc sản xuất loạt năm 2008. Giá
của tiêm kích-bom F-35 Lightning II bắt đầu từ mức 83 triệu USD
cho biến thể rẻ nhất. So với những mức giá trên trời này thì
giá bom SDB chỉ là chuyện vặt.
|
SDB I GBU-39. Ảnh: topwar.ru
|
Bom SDB I GBU-39 là loại bom liệng, tiếp cận
mục tiêu với cánh gấp lại. SDB được xếp trên các giá bom chuyên
dụng BRU-61/A chứa 4 quả bom này. Một “bó bom 4 quả” như vậy chiếm
đúng một vị trí trên mấu treo bom trong khoang bom và được treo lên
máy bay ném bom như đó là một quả bom lớn.
Sau khi thả giá bom, cơ cấu khí nén của nó hất các quả bom ra, các
quả bom bung thẳng các cánh được xếp dọc theo thân nhờ một cơ cấu
đặc biệt, các cánh lái bung ra ở phần đuôi (hệ thống điều khiển
cũng được bố trí ở đây) và bắt đầu tự bay đến mục tiêu.
Bom tiếp cận mục tiêu bằng cách liệng. Tầm bay của bom cho đến
mục tiêu cần tiêu diệt có thể đạt đến 110 km. Tầm bay này giảm
thiểu tối đa rủi ro cho máy bay tiêm kích và ném bom cực kỳ
đắt tiền khi phải đối đầu với phòng không đối phương. Máy bay
ở càng xa các vũ khí phòng không thì hiệu quả của công nghệ
tàng hình áp dụng cho chúng càng hiệu quả, còn hỏa lực pháo
phòng không dẫn bằng mắt không làm gì nổi các máy bay này.
Tiêm kích F-22 Raptor có tốc độ bay hành trình siêu âm cũng có
khả năng thả các quả bom này ở tốc độ siêu âm. Lúc đó, SDB có
thể bay còn xa hơn nhờ lực nâng của cánh tăng lên và bay ở quỹ
đạo cao hơn. Khi đến mục tiêu, bom có thể ứng phó khác nhau.
|
F-22 Raptor thả bom SDB I. Ảnh: f-16.net
|
Ngòi nổ được điều khiển từ buồng lái máy bay có
thể hoạt động ở mấy chế độ: chế độ tiếp xúc thông thường,
nổ có giữ chậm và nổ trên không. Chế độ nổ chậm của bom giải
thích vì sao ở SDB lại có ít thuốc nổ hơn các bom cũ và các
loại tương tự cùng thời. Vấn đề là ở chỗ vỏ bom kết cấu
vững chắc có tác dụng như một quả đạn chiếm khoảng 70 kg, cho
phép bom xuyên sâu cả mét vào bê tông cốt thép.
Bom có điều khiển SDB I chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không cơ
động. Bom này đã được sử dụng trong các chiến dịch ở Iraq và
Afghanistan.
|
GBU-39 tiêu diệt một máy bay cường kích trong hầm bê tông. Ảnh: topwar.ru
|
Thế hệ tiếp theo của bom này là SDB II (GBU-40
của Boeing hay GBU-53 của Raytheon) có thêm hệ thống nhận dạng mục
tiêu và sensor ảnh nhiệt, cho phép bom tiêu diệt cơ động như xe
tăng và các phương tiện kỹ thuật mặt đất khác, trong thời tiết
xấu. SDB II có giá khoảng 90.000 USD/quả.
Tháng 8.2010, Không quân Mỹ đã chọn GBU-53 và ký hợp đồng 450 triệu USD
với Công ty Raytheon (Mỹ) để phát triển mẫu bom này. Raytheon đã chế tạo
đầu tự dẫn 3 chế độ không làm lệnh cho bom SDB II. Trong quá trình thử
nghiệm đầu tìm mới trong phòng thí nghiệm đã thu được các kết quả cao
hơn tính toán. Đầu tìm gồm radar vi ba, sensor ảnh nhiệt không làm lạnh
và sensor laser bán chủ động lắp cùng trên một khung cardan.
|
SDBII (GBU-53B). Ảnh: ausairpower.net
|
Đầu tìm tích hợp này có thể phân phối lại thông tin
chỉ thị mục tiêu từ 3 sensor đó, cho phép bom tiêu diệt bất kể ngày đêm
cả mục tiêu tĩnh và động trong thời tiết phức tạp. Theo các nhà thiết
kế, trong quá trình thử nghiệm, sensor ảnh nhiệt không làm lạnh đã thể
hiện các thông số tốt, vì thế người ta đã từ bỏ ý định lắp sensor ảnh
nhiệt không làm lạnh đắt tiền hơn.
GBU-53 có kênh truyền dữ liệu mã hóa, cho phép tiêu diệt mục
tiêu động. Kênh liên lạc đó cho phép điều khiển chuyển động của
bom SDB nhờ mạng máy tính trên khoang. Khả năng này là một
trong những cải tiến cơ bản cho SDB II, loại bom dự kiến chưa
thể đưa vào sử dụng trong vài năm nữa.