Đến nay, tia laser đỏ chiếm ưu thế trong các hệ thống ngắm quang điện do có cấu tạo đơn giản hơn và tiêu thụ ít điện năng.
Thế nhưng với công nghệ mới, tia laser đỏ sẽ sớm biến mất khỏi các hệ thống ngắm, thay vào đó là các tia laser xanh.
Trong điều kiện chiến đấu, tia laser xanh có thể được nhìn thấy ở khoảng cách xa gấp đôi laser đỏ (50 m với mắt thường và 100 m qua kính ngắm)..
Tuy đặc điểm này cũng gây ra bất lợi là dễ làm bộc lộ vị trí xạ thủ, tuy nhiên, trong hầu hết các tình huống chiến đấu, tầm ngắm xa hơn, dễ nhìn hơn là ưu thế tuyệt đối.
Ngoài laser, các thiết bị ngắm chỉ thị bằng đèn hồng ngoại cũng rất hiệu quả trên chiến trường. Một ví dụ điển hình là thiết bị ngắm bắn MFAL (Multi-Functional Aiming Light - thiết bị ngắm bắn quang đa nhiệm) của Mỹ.
Thiết bị giống như một chiếc đèn pin thông thường này có thể phát ra tia hồng ngoại (IR) nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến. Thiết bị này yêu cầu người sử dụng phải đeo một cặp kính đặc biệt mới có thể nhìn thấy đường ngắm, do đó, giảm tối đa khả năng bị phát hiện của người sử dụng.
Ngoài ra, thiết bị MFAL cũng có thể phát ra laser đỏ để người lính có thể ngắm bắn mục tiêu khi không sử dụng loại kính hồng ngoại đặc biệt ngoài không gian mở.
Một thiết bị khác có tên ILWLP (Integarated Laser White Light Pointer - Thiết bị ngắm laser ánh sáng trắng tích hợp) có khả năng tạo ra ánh sáng hồng ngoại chỉ thị mục tiêu ở khoảng cách tới 600 m. Đèn chiếu trên thiết bị cũng có khả năng “thắp sáng” một căn phòng rộng đến 45 m2.
ILWLP cũng có khả năng tích hợp bộ phận ngắm quang sử dụng laser đỏ có tầm hiệu quả từ 10 - 25 m và một đèn pin có khả năng giúp người sử dụng nhận mặt người khác ở khoảng cách 25 m.
Thiết bị ILWLP cũng có thể tích hợp thêm bộ ngắm sử dụng laser xanh để tăng tầm ngắm. Hiện tại, các bộ phát laser xanh chỉ có khối lượng khoảng 29 g, gồm pin. |