Ấn Độ phát triển công nghệ AIP
DRDO đang nỗ lực tự phát triển công nghệ AIP dù Hải quân Ấn Độ đã thông báo mời thầu cung cấp 6 tàu ngầm trang bị công nghệ này, trị giá tới 11 tỷ USD.

Theo báo cáo trước Quốc hội Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony vào ngày 28/11, DRDO đang cố gắng giúp nước này sở hữu công nghệ AIP nhằm triệt tiêu điểm yếu của hạm đội tàu ngầm điện - diesel trong nước.

Hiện tại, phòng thí nghiệm vật liệu hải quân (NMRL - Naval Material Research Laboratory), trực thuộc DRDO đã được cấp phép tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển mẫu thử trên đất liền của hệ thống AIP dành cho tàu ngầm”, đặt những viên gạch đầu tiên cho dự án này.

Theo kế hoạch, hệ thống AIP của Ấn Độ sẽ được hoàn thiện và giới thiệu vào năm 2015.

Sơ đồ hoạt động của hệ thống động lực không cần cấp khí trên tàu ngầm AIP

Năm 2010, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã bắt đầu kế hoạch mời thầu hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm điện - diesel sử dụng động cơ AIP. Trong đó, họ dự tính sẽ mở thầu chính thức vào cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012.

Dự kiến, trị giá hợp đồng lên tới 11 tỷ USD với yêu cầu 2 chiếc mua từ nhàu thầu, 3 chiếc được đóng tại cảng Mazagon, Mumbai, 1 chiếc đóng tại cảng Hindustan, Visakhapatnam với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài.


Sáu chiếc tàu ngầm mới nằm trong Dự án số 75 của Hải quân Ấn Độ, sẽ được trang bị rất nhiều tính năng ưu việt như tàng hình, vũ trang bằng tên lửa hành trình tấn công mặt đất
(>> xem thêm), hệ thống động lực không cần không khí AIP

Hiện nay, các nhà thầu nhiều tiềm năng nhất của Dự án 75 có thể kể đến như Cục thiết kế Amur (Nga)
(>> chi tiết), Công ty Direction Technique des Constructions Navales (Pháp) hay Howaldtswerke-Deutsche Werft (Đức).

Năm 2004, Ấn Độ đã mua giấy phép sản xuất 6 tàu ngầm Scorpene với tổng trị giá 3,9 tỷ USD, tuy nhiên tiến độ thực hiện trên thực tế đã bị chậm đến gần hai năm.
(Nguồn: Theo Đất Việt )