Kỳ 3: “Chắp cánh” cho vũ khí chống tăng
Từ vai người lính bước lên xe cơ giới
Bên cạnh các vũ khí chống tăng cá nhân, Liên Xô cũng phát triển
mạnh mẽ các loại tên lửa chống tăng được triển khai trên xe chiến đấu
bộ binh cho xe địa hình thông thường.
Trong đó, sự kết giữa BMP-1 và tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3 mở
ra kỷ nguyên mới trong tác chiến chống tăng, từ đây tầm bắn của vũ khí
chống tăng được nâng từ dưới 1.000m tới tới 3.000m.
Tuy nhiên, khả năng này đặt ra yêu cầu cao về độ chính xác, thúc đẩy các
phương pháp điều khiển tiên tiến ra đời. Tên lửa AT-3 được trắc thủ dựa
vào 3 điểm (chữ thập của kính ngắm quang học - mục tiêu - vị trí của
tên lửa), để điều khiển quả đạn đánh trúng mục tiêu.
|
Phương tiện chống tăng 9P157 - biến thể xe chiến đấu bộ binh BMP-3 phóng tên lửa diệt tăng AT-15.
|
Trên chiến trường Việt Nam, những năm 1970, bộ đội
Việt Nam dùng AT-3 (Việt Nam gọi là B-72) tiêu diệt nhiều xe tăng M-48
của Mỹ. Cùng trong giai đoạn này, cuộc chiến Yom Kippur (năm 1973) ghi
dấu chiến công AT-3 của Ai Cập tiêu diệt 800 xe tăng Israel.
Đạt nhiều thành công nhưng AT-3 còn hạn chế là điều khiển qua dây dẫn,
trắc thủ phải đứng yên khi ngắm bắn và tầm bắn tối thiểu còn lớn, khoảng
300-500m.
Sau BMP-1, các thế hệ xe chiến đấu bộ binh cải tiến BMP-2 và BMP-3 đều
được trang bị tên lửa chống tăng có phương thức dẫn đường hiệu quả, tầm
bắn xa hơn. Đặc biệt, xe chiến đấu bộ binh 9P157 (một biến thể của
BMP-3) trang bị tên lửa chống tăng hiện đại AT-15 được điều khiển theo 2
phương thức: bằng laser hoặc dùng đầu dò radar sóng mm, có thể dùng 2
loại đầu đạn tandem và áp nhiệt với tầm bắn lên tới 6.000m. Nhờ vậy,
AT-15 còn được dùng để chống trực thăng. Theo nhà sản xuất, chỉ cần 3
chiếc 9P157 đủ sức đối phó với 14 xe tăng và tiêu diệt được ít nhất
60%trong số đó.
Trong biên chế quân đội Liên Xô và Nga ngày nay, một loạt phương tiện cơ
giới mặt đất đều được trang bị tên lửa chống tăng từ xe chiến đấu bánh
xích BMP tới xe thiết giáp chở quân và các các xe cỡ nhỏ như UAZ…
Không còn là vũ khí “đính kèm”
Thành công của các loại tên lửa chống tăng được cơ giới
hóa giúp nó thoát khỏi vai trò là vũ khí “đính kèm”, theo đó, phương
tiện mang và tên lửa hợp lại làm một. Điển hình là tổ hợp tên lửa chống
tăng tự hành 9P149 Shturm – S, gồm: khung thân xe thiết giáp chở quân
MT-LB, tên lửa chống tăng AT-6. Tên lửa AT-6 được dẫn đường thông qua
lệnh điều khiểu vô tuyến, nhờ đó bay nhanh và xa hơn so với tên lửa điều
khiển qua dây dẫn.
Sau này, tổ hợp Kornet EM trang bị tên lửa chống tăng dẫn đường bằng
laser AT-14 (có tầm bắn lên tới 8.000-10.000m), đã trải qua thực tiến
chiến trường và chứng minh được ưu thế của nó trước xe tăng hiện đại
phương Tây. Chiến tranh Iraq 2003, ít nhất 2 tăng M1 Abram và 1 chiếc M2
Bradley đã “ăn đạn” của AT-14. Trong cuộc chiến Israel – Lebanon 2006,
tay súng Hezbollah dùng AT-14 tiêu diệt 2 chiếc Merkava.
|
Tổ hợp tên lửa chống tăng tầm xa Kornet EM.
|
Như vậy, việc cơ giới hóa giúp mở rộng phạm vi tác
chiến, rút ngắn thời gian triển khai trong chiến đấu. Đồng thời, tính
mạng của người lính cũng an toàn hơn khi được bao bọc bởi các lớp giáp
của xe cơ giới.
“Xe tăng bay”
Chú trọng trang bị tên lửa chống tăng cho các phương tiện cơ
giới trên bộ, người Nga không quên đưa các vũ khí này lên máy bay. Nhưng
đây chỉ là sự “dịch chuyển” phương tiện mang nên các tên lửa chống tăng
triển khai từ trên của Nga không đa dạng như vũ khí của Mỹ và NATO. Dù
vậy, chúng vẫn có uy lực rất đáng kể.
Trực thăng vũ trang tên lửa chống tăng có điều khiển lớp đầu tiên của
Liên Xô phải kể đến Mi-8, sau này là Mi-17, Mi-24 được trang bị tên lửa
AT-2. Khi đưa lên trực thăng, AT-2 được cải tiến phương pháp dẫn hướng
bằng sóng vô tuyến và hồng ngoại, giúp phi công có thể bắn và điều khiển
tên lửa khi trực thăng đang bay và tầm bắn được nâng từ 2.500m lên tới
4.000m. Với uy lực này, các tác giả của cuốn “The world’s great military
helicopters” (NXB Aerospace, có trụ ở ở New York) đã đánh giá Mi-24 là
“cỗ xe tăng bay” thực sự.
|
Trực thăng vũ trang Mil Mi-24 của Không quân Nga.
|
Đầu những năm 1980, phi đội trực thăng Mi-24 (phiên
hiệu 304), thuộc trung đoàn 916 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã lập
nhiều chiến công, góp phần hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trên nước bạn.
Sau AT-2, Liên Xô tiếp tục phát triển tên lửa và cho ra đời AT-6 (tên
lửa chống tăng đầu tiên trên thế giới đạt tầm bắn 5km) và AT-9 (tầm bắn
6km, có thể lắp nhiều loại đầu đạn).
Gần đây nhất, Nga đã phát triển tên lửa chống tăng AT-16 trang bị cho cả
trực thăng và máy bay cường kích như Ka-50, Ka-52, Su-25, Su-34… Đây là
tên lửa hiện đại điều khiển bằng laser, có tầm bắn tối đa lên tới 10km.
Đặc biệt, AT-16 có đầu nổ cận đích (kích nổ khi chưa chạm vào mục tiêu)
giúp cho tên lửa có thể tham gia vào 1 cuộc không chiến với một mục tiêu
đang bay ở tốc độ 500m/giây. Tốc độ lớn giúp AT-16 tiêu diệt tất cả
các loại xe tăng trên thế giới, thậm chí, có thể sử dụng để tấn công các
hệ thống phòng không cơ động.