Tìm hiểu tàu khu trục DDG-1000
Dự án tàu khu trục DDG-1000 hay còn gọi là tàu khu trục tương lai, thể hiện một lối thiết kế và quan điểm tác chiến hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ.

Nhằm duy trì lợi thế áp đảo về hạm đội tàu chiến trên biển, Hải quân Mỹ cùng các nhà khoa học đã cho ra đời một ý tưởng thiết kế tàu khu trục hoàn toàn mới.

DDG-1000 được thiết kế là một tàu khu trục đa năng, có thể đảm được một loạt các nhiệm vụ cùng lúc. Được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa trong tác chiến hải quân hiện tại và cả tương lai.


Thiết kế

Tàu khu trục DDG-1000 có thiết kế khí động học cực kỳ ấn tượng và hoàn toàn khác xa các thiết kế truyền thống với khả năng tàng hình tối ưu.


Với các tàu chiến truyền thống thường có mũi tàu cao, nhọn và hướng về phía trước, tuy nhiên, DDG-1000 lại có thiết kế phần mũi hoàn toàn ngược lại, được thiết kế rất thấp và xuôi về phía sau.


Theo quan điểm của các nhà thiết kế, đặc điểm này giúp tàu tăng cường khả năng tàng hình và tránh cho tàu bị lắc lư mạnh khi gặp phải nhưng con sóng lớn đánh vào mũi tàu.

DDG-1000 có chiều dài 180 mét, rộng 24,6 mét, mớn nước 8,4 mét, tải trọng tiêu chuẩn 14.564 tấn.

Phần cấu trúc thượng tầng của DDG-1000 cũng rất đặc biệt, có dạng hình tháp xuôi về phía trên, tương tự như phần tháp của các tàu ngầm. Phần này được chế tạo chủ yếu bằng vật liệu composite nhằm tăng cường khả năng chịu lực và tăng khả năng tàng hình. 

Thiết kế khí động học của DDG-1000 giúp giảm tới 40% diện tích phản hồi radar so với tàu khu trục Arleigh Burke, độ ồn khi hoạt động của tàu tương đương với tàu ngầm lớp Los Angeles.


Hệ thống điện tử

DDG-1000 không có các cột ăng ten như các thiết kế truyền thống. Toàn bộ các hệ thống radar băng tần kép đều được thiết kế bên trong tháp.


Toàn bộ hệ thống điện tử của tàu khu trục DDG-1000 được thiết kế với công nghệ hệ thống điện tử tích hợp IPS, với khả năng tự động hóa rất cao.


IPS được xem là một bước đột phá trong thiết kế hệ thống điện cho các tàu chiến tương lai.


Ban đầu DDG-1000 được dự định trang bị radar quét mạng pha điện tử  AN/SPY-3, kết hợp với radar SPY-4. Tuy nhiên vào ngày 2/6/2010, Lầu Năm Góc đã quyết định loại bỏ radar SPY-4 thay vào đó bằng radar băng tần kép AMDR. 


Hệ thống bao gồm các thành phần sau:


-Thành phần radar AMDR băng tần X sẽ cung cấp việc tìm kiếm các xác định các mục tiêu tầm xa từ giới hạn đường chân trời, cung cấp thông tin về mục tiêu, chiếu xạ mục tiêu.


-Thành phần radar AMDR băng tần S sẽ cung cấp khối lượng tìm kiếm, theo dõi, phân loại  tên lửa đạn đạo và tên lửa thông thường thông qua việc đánh giá quỹ đạo bay.


-Thành phần radar CG sẽ cung cấp việc giám sát các mục tiêu bay thấp và siêu thấp, xác định các mối đe dọa từ  đất liền, trên biển.


- Thành phần còn lại là bộ tích hợp điều khiển radar RSC sẽ thực hiện tất cả việc phối hợp nhắm đảm bảo các hệ thống radar làm việc cùng nhau.


Tàu khu trục DDG-1000 được trang bị sonar 2 băng tần được điều khiển bởi một hệ thống máy tính tự động hóa cao. Hệ thống sonar này được đánh giá là vượt trội so với sonar kéo theo trên tàu DDG-51.


Hệ thống kiểm soát thiệt hại AFSS
 
Đây là một hệ thống kiểm soát thiệt hại hoàn toàn tự động với các cảm biến, máy ảnh, khả năng tự chữa cháy để đảm bảo tàu khu trục DDG-1000 có khả năng phản ứng nhanh nhất với các mối đe dọa.

Hệ thống này cải thiện khả năng sống sót của tàu trong thời bình và cả trong thời chiến trong khi vẫn giảm được số lượng nhân viên cần thiết cho kiểm soát thiệt hại.


Toàn bộ hệ thống điện tử kết nối với nhau trong một mạng LAN tích hợp, giúp kiểm soát hoàn toàn mọi tình huống. Hệ thống dữ liệu chiến đấu tiên tiến cho phép đối phó với nhiều mối đe dọa khác nhau ở hiện tại và cả tương lai.


Hệ thống vũ khí

DDG-1000 được trang bị các hệ thống vũ khí cho nhiều nhiệm vụ cùng lúc, toàn bộ hệ thống vũ khí đều được bố trí bên trong thân tàu dựa trên cơ cấu phóng thẳng đứng. Điều này giúp giảm diện tích boong tàu vừa phát huy khả năng bao quát mục tiêu 360 độ.

Thử nghiệm pháo hạm AGS 155mm trang bị cho tàu DDG-1000 Ảnh:Jeffhead

Tàu được trang bị 20 module phóng tên lửa MK-57, một module phóng đa năng, với thiết kế dạng module điện tử tích hợp cung cấp khả năng phóng nhiều loại tên lửa khác nhau mà không cần đòi hỏi sửa đổi về phần mềm điều khiển phóng. Từ đây, tàu sẽ phóng các tên lửa đối không RIM-162, tên lửa hành trình Tomahawk...

Đặc biệt DDG-1000 được trang bị hệ thống pháo phạm cải tiến AGS rất ưu việt, cỡ nòng 155mm được trang bị đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP. Đạn pháo này thực ra là một tên lửa được bắn từ nòng pháo AGS 155mm.


LRLAP được xem là một cuộc cách mạng đối với pháo binh, có tầm bắn lên đến 154km với chỉ số trượt mục tiêu (CEP) chỉ 50 mét, đạn pháo được điều khiển theo phương pháp kết hợp quán tính và GPS.


Hệ thống pháo AGS hoạt động hoàn toàn tự động, khoang tiếp đạn có thể chứa tới 750 viên, hệ thống nạp đạn tự động được làm mát bằng nước, cho phép nâng tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút.


Theo đánh giá của các nhà thiết kế, hai tàu khu trục DDG-1000 với 4 pháo AGS có khả năng chi viện hỏa lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh thông thường.


DDG-1000 còn được trang bị hệ thống rocket chống ngầm phóng thẳng đứng RUM-139 VL-ASROC  với tầm bắn lến đến 22km.  Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm SH-60, 3 trực thăng UAV MQ-8.


Hệ thống đẩy

DDG-1000 được dự định trang bị hệ thống đẩy động cơ điện sử dụng nam châm vĩnh cữu PMM. Hệ thống đẩy động cơ điện này giúp tàu hoạt động rất êm, giảm tối đa độ ồn và độ bộc lộ hồng ngoại. 


Tuy nhiên, hệ thống động cơ điện PMM đã bị hủy bỏ do những khó khăn trong phát triển và chí phí quá cao. DDG-1000 được chuyển sang sử dụng động cơ motor cảm ứng nâng cao AIM.

Hệ thống đẩy cao cấp AIM. Ảnh: Nava-technology

Hệ thống đẩy AIM đòi hỏi một động cơ nặng hơn, chiếm nhiều không gian hơn, nó đòi hỏi phải có bộ điều khiển riêng biệt để giảm tiếng ồn. Hệ thống đẩy AIM sản xuất ít năng lượng điện hơn so với hệ thống đẩy PMM.

Tuy nhiên, hệ thống đẩy AIM vẫn là một công nghệ động cơ cao cấp so với hiện tại và nó hoàn toàn khả thi để trang bị cho tàu khu trục DDG-1000. Hệ thống đẩy AIM cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.

(Nguồn: Theo Đất Việt )