Tại triển lãm, chỉ có
một số ít các công ty hàng không quân sự tham dự như: Lockheed Martin,
Northrop Grumman, Pratt & Whitney, Raytheon và Sikorsky.
Các "ông lớn" ở Châu Âu gồm: Boeing, Dassault, Eurofighter, Saab, Sukhoi, Thales và nhiều doanh nghiệp khác đã không tới.
Lý do giải thích cho điều này rất dễ hiểu, các tập đoàn hàng không châu
Âu đều có lợi ích thương mại đáng kể ở Trung Quốc và việc tới tham dự
TADTE là điều không nên.
Tình hình hiện nay, Đài Loan đang rất cần những chiến đấu cơ mới. Các
máy bay chủ lực trong không quân Đài Loan như F-16A/B, F-CK-1 Chingkuo,
Dassault Mirage 200 và F-5E/F đều tỏ ra lỗi thời so với các chiến đấu cơ
của Không quân Trung Quốc.
“Các đơn vị không quân trang bị bốn biến thể chiến đấu cơ trên, là quá
già và ngày càng khó khăn để duy trì. Thách thức khác gồm việc duy trì
sự sống còn của căn cứ không quân, mặc dù Đài Loan đã có bước đi quan
trọng tăng cường khả năng sửa chữa đường băng nhanh chóng,” ông Michael
Stokes – chuyên gia về Trung Quốc nói.
Trong khi đó, Trung Quốc luôn luôn coi Đài Loan là một tỉnh và muốn thu
hồi hòn đảo này. Họ ưu tiên biện pháp hòa bình nhưng không loại trừ khả
năng dùng vũ lực. Không quân Trung Quốc liên tục nâng cấp các phi đội
với các chiến đấu cơ mới như J-10A/B.
Trung Quốc có lực lượng mạnh chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và biến thể nội
địa J-11B. Đầu năm 2011, Trung Quốc tiếp tục gây sốc với loạt hình ảnh
và video thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20.
Viễn cảnh "đen tối"
Theo một báo cáo của Rand - Viện nghiên cứu và phát triển (Mỹ),
đã vẽ ra bức tranh về cuộc tấn công giả định của Trung Quốc vào Đài
Loan giai đoạn 2015-2030.
Rand cho rằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc sẽ chôn vùi lực lượng phòng không và các căn cứ không quân Đài Loan.
Căn cứ Mỹ ở Tây Thái Bình Dương sẽ chịu chung số phận như vậy, thêm vào
đó là các cuộc không kích của máy bay ném bom H-6K mang tên lửa hành
trình tầm xa. Trung Quốc có nhiều sân bay, nhiều không gian để che giấu
các bệ phóng tên lửa – rất phức tạp nếu Mỹ và Đài Loan muốn đối phó.
Lực lượng phòng không Đài Loan sẽ bị đánh bại và căn cứ Không quân Mỹ sẽ
mất tác dụng. Khi đó, chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ tạo một hành lang để
các máy bay cường kích tiếp cận không phận Đài Loan ở trần bay thấp.
Cuối cùng, Không quân Trung Quốc sẽ thiết lập ưu thế trên bờ biển phía
Đông Đài Loan bằng cách sử dụng các máy bay chiến đấu tầm xa như J-10,
J-11. Điều này sẽ ngăn chặn máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không của
Mỹ “nhòm ngó” eo biển Đài Loan, mở ra cánh cửa cho chiến dịch đổ bộ.
|
Không quân Trung Quốc liên tiếp nâng sức mạnh trong khi Đài Loan vẫn "dậm chân tại chỗ".
|
Đây là kế hoạch “cực đoan”, nhưng dù trong bất kỳ
cuộc xung đột nào thì Không quân Đài Loan vẫn luôn đóng vai trò bảo vệ
đáng tin cậy, cung cấp cho các nhà lãnh đạo hòn đảo này khoảng không
gian “thoáng” đối phó với đòi hỏi của Bắc Kinh. Sứ mệnh này sẽ suy yếu
nếu sức mạnh chiến đấu của Không quân tiếp tục mất cân bằng so với Trung
Quốc.
Trung Quốc nhận thức rõ ý đồ của Đài Loan nên: trong chuyến viếng thăm
Mỹ đầu năm 2011, tư lệnh Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức kêu gọi Mỹ
ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và xem xét lại Đạo luật quan hệ Đài Loan
1979, đòi hỏi Washington chỉ bán cho Đài Loan các loại vũ khí có tính
chất phòng thủ.
Về phía Đài Loan, từ năm 2006 họ đã đề nghị Mỹ bán 66 chiến đấu cơ
F-16C/D Block 50/52 cho Không quân Đài Loan. Nhưng trước vấn đề ngoại
giao với Trung Quốc, chính quyền Mỹ quanh co chối từ đề xuất của Đài
Loan.
Theo nguồn tin ở TATDE nói rằng, Đài Loan khó có khả năng đi tiếp trong
thương vụ mua bán này. Ngoài ra, sau triển lãm thì phương tiện truyền
thông đưa tin Mỹ có kế hoạch không trợ giúp nâng cấp máy bay F-16A/B
đang phục vụ trong Không quân Đài Loan. Ngay lập tức, giới chức Mỹ - Đài
đã phủ nhận chuyên này và nói rằng quyết định vẫn chưa được đưa ra.
Nếu như thương vụ F-16C/D tiếp tục trì hoãn, nó sẽ trở thành vấn đề nóng
của chính giới Mỹ trong năm 2012. Vì tập đoàn Lockheed nói rằng họ có
kế hoạch ngừng sản xuất F-16C/D vào năm 2013 nếu họ không nhận được thêm
hợp đồng nào nữa.
Viện nghiên cứu Mỹ đưa ra đánh giá về bản hợp đồng F-16C/D cho Đài Loan,
nó sẽ đem lại 8,7 tỷ USD cho Công nghiệp quốc phòng Mỹ, 768 triệu USD
cho thuế liên bang và 593 triệu USD cho thuế địa phương.
Trong bối cảnh này, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng cao và chính quyền Obama
cần hết sức cân nhắc việc họ nhượng bộ Trung Quốc sẽ phải hy sinh hàng
nghìn chỗ làm người dân Mỹ.
Nâng cấp để tăng cường sức mạnh
Trước tình trạng nhiều khả năng chính quyền Mỹ không chấp nhận
hợp đồng mua F-16C/D, Đài Loan nhanh chóng tính tới phương án khác "dễ"
thành công hơn. Đó là nâng cấp các loại máy bay hiện có theo tiêu chuẩn
mới.
Đài Loan tìm kiếm giải pháp nâng cấp 150 chiến đấu cơ F-16A/B. Những
chiếc máy bay này được chuyển giao vào đầu những năm 1990. Nhân tố chính
của gói nâng cấp đó là trang bị radar quét mạng pha chủ động (AESA) cho
F-16A/B.
Theo nguồn tin từ triển lãm TADTE, phía Đài Loan có thể đã lựa chọn được loại radar AESA cho chương trình nâng cấp F-16A/B.
Bên cạnh giải pháp F-16A/B, Đài Loan còn tiến hành nâng cấp F-CK-1.
Không quân Đài Loan đã ký hợp đồng với Tập đoàn phát triển công nghiệp
hàng không (AIDC) để nâng cấp 71 chiếc F-CK-1 với tổng trị giá 588 triệu
USD.
Cuối tháng 6/2011, AIDC đã chuyển giao 6 chiếc F-CK-1 cải tiến đầu tiên
cho không quân. Dự kiện, công việc này sẽ hoàn thành trong thời gian
2-3 năm.
Dựa trên chương trình này, F-CK-1 sẽ được trang bị ra đa xung doppler
GD-53 (biến thể nội địa của ra đa AN/APG-67), thiết bị đối phó điện tử,
máy tính điều khiển bay kỹ thuật số, thiết bị gây nhiễu chủ động và kênh
truyền dẫn dữ liệu. F-CK-1 nâng cấp sẽ mang được 4 tên lửa không đối
không tầm trung Thiên Tiễn II (Tien Chien II).
|
Không chỉ gặp khó với hợp đồng F-16C/D từ Mỹ, Đài Loan còn khó mua phụ tùng từ Pháp duy trì hoạt động của phi đội Mirage 2000.
|
Ngoài ra, Đài Loan cũng sở hữu 50 chiến đấu cơ Mirage
2000-5 cũ. Các quan chức Không quân từ chối tiết lộ tình trạng máy bay,
nhưng nguồn tin từ cơ sở công nghiệp quốc phòng cho biết, Đài Loan
rất khó khăn để duy trì hoạt động của Mirage 2000. Nước Pháp có rất
nhiều lợi ích kinh tề từ Trung Quốc, và họ còn cẩn thận hơn Mỹ trong các
vấn đề nhảy cảm với Bắc Kinh.
Cuối cùng là đơn vị F-5E/F già cỗi, lạc hậu khó có thể nâng cấp. Theo
ông Richard Bitzinger – Chuyên gia của trường quốc tế Rajaratnam
Singapore nghiên cứu chương trình biến đổi quân sự nhận xét rằng những
chiếc máy bay đó phải nghỉ hưu cách đây 10 năm: “Bạn có thể làm được gì
với khung thân máy bay đã 30-35 năm tuổi?”.
Ông này cũng đánh giá triển vọng Không quân Đài Loan phụ thuộc vào F-16.
Ông cho rằng cơ hội để Đài Loan được chấp nhận mua F-16C/D đã đi qua,
nhưng gói nâng cấp F-16A/B nếu được thực hiện thì sẽ đưa nó tới tiêu
chuẩn gần với biến thể F-16E/F Block 60.a
|