Từ Straits Times của
Singapone cho biết, Trung Quốc đang thực hiện một loạt các hoạt động
nhằm xúc tiến các hoạt động thương mại với Trung Đông, đặc biệt là
thương mại quân sự.
Cơ hội không thể tốt hơn
Thương mại quân sự là lĩnh vực mà Trung Quốc đang chú trọng đầu
từ nhằm trở thành một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế
giới, cạnh tranh với Mỹ, Nga, Anh và Pháp. Nền công nghiệp quốc phòng
Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, Trung Đông là thị trường hấp dẫn mà Trung Quốc đang nỗ lực
hướng tới, Bắc Kinh thông qua một chiến lược mới nhằm tiến gần hơn với
Israel, thân mật với thế giới Arab, bênh vực Iran.
Khi công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã tiến gần hơn tới các công nghệ
hiện đại của thế giới. Bắc Kinh cần xuất khẩu vũ khí để giảm chi phí sản
xuất sau thời gian dài đầu tư lớn.
|
Máy bay huấn luyện K-8, một trong những mặt hàng bán chạy của Trung Quốc cho khu vực Trung Đông. |
Đồng thời, biến động chính trị bùng phát tại Trung
Đông khiến phương Tây ngần ngại trong việc cung cấp vũ khí cho khu vực
đầy bất ổn này.
Thế giới Arab tỏ ra không hài lòng với việc Washington hậu thuẫn cho các
cuộc nỗi dậy, họ quyết tâm thực hiện chính sách đa dạng hóa nguồn cung
vũ khí nhằm tránh sự phụ thuộc vào Washington.
Đó là cơ hội không thể tốt hơn cho Trung Quốc chen chân vào thị trường đầy tiềm năng này.
Hiện tại Arab Saudi là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc, xúc
tiến các hoạt động thương mại quân sự với đối tác thương mại lớn nhất
của Bắc Kinh tại Trung Đông là rất khả thi.
Hơn nữa, giá cả đang là một trong những thế mạnh hàng đầu của vũ khí do
Trung Quốc sản xuất, cùng với đó là dịch vụ sau bán hàng được quảng cáo
là rất tốt.
Những cạm bẫy
Dù Trung Đông là một thị trường vũ khí béo bở, tuy nhiên, các
nhà phân tích cho rằng, thị trường này cũng tiềm ẩn rất nhiều cạm bẫy.
Việc Trung Quốc chen chân vào thị trường vũ khí Trung Đông khiến họ có
thể rơi vào “bãi mìn chính trị”.
|
Pháo tự hành PLZ-45 do Trung Quốc sản xuất. |
Trung Quốc đang ủng hộ mạnh mẽ Iran trên trường quốc
tế, Iran cũng là một khách hàng đầy tiềm năng. Song việc bán vũ khí cho
Iran sẽ làm xấu đi mối quan hệ với Washington.
Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ một cách thân mật với Israel,
tất nhiên không phải là để bán vũ khí cho quốc gia Do Thái này. Điều mà
Trung Quốc đang thèm khát ở Israel là công nghệ tàng hình và các phương
tiện bay không người lái.
Tuy nhiên, nỗ lực này đang gặp phải một cái nhìn “ghẻ lạnh” từ
Washington, Israel có thể sẽ phải nhìn nét mặt của Washington trước khi
quyết định các vấn đề liên quan đến quân sự với Bắc Kinh.
Việc bán vũ khí cho thế giới Arab cũng có thể khiến phương Tây phật ý,
Washington đang muốn áp đặt việc hạn chế cung cấp vũ khí cho khu vực bất
ổn này.
Bất kỳ quốc gia nào cung cấp vũ khí cho thế giới Arab với số lượng lớn đều có thể gặp phải sự cản trở của Washington.
Bán vũ khí cho Trung Đông, Trung Quốc có thể rơi vào tình cảnh mất trắng
các hợp đồng như trường hợp của Nga, nếu khu vực này tiếp tục xảy ra
bất ổn chính trị.
Khác với Phương Tây luôn thể hiện một thái độ rõ ràng, thậm chí là thực
hiện các biện pháp cần thiết để can thiệp vào các khu vực bất ổn tại
Trung Đông. Trung Quốc chọn một lối đi hoàn toàn khác.
Bắc Kinh luôn đứng ngoài các cuộc chơi, đặc biệt là tại chiến trường
Libya, S. Rajaratnam một nhà nghiên cứu Singapone nhận định rằng “Trung
Quốc đang áp dụng chủ nghĩa thực dụng trong chính sách ngoại giao”. Chỉ
đến khi tình hình ngã ngũ, Trung Quốc mới điều chỉnh các đối sách của
mình theo kiểu “Gió chiều nào che chiều ấy”.
Tuy nhiên điều này khiến Trung Quốc mất đi hình ảnh của mình trong con
mắt thế giới Arab đặc biệt là các chính quyền mới được lập ra sau khi
lật đổ chế độ cũ.
Ban đầu Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt của phương
Tây đối với chính quyền Tổng thống Gaddafi. Song sau khi Hội đồng chuyển
tiếp quốc gia NTC giành chiến thắng tại Tripoli, Trung Quốc đã lên
tiếng hỗ trợ NTC trong công cuộc tái thiết Libya.
Điều đó cho thấy rõ chính sách "hai mặt" của Bắc Kinh. Tờ
Khaleej Times của
UAE nhận định, việc Trung Quốc không duy trì được một chính sách ngoại
giao nhất quán khiến họ luôn rơi vào thế bị động trước sự biến chuyển về
chính trị tại Trung Đông, đặc biệt là Libya. Trung Quốc có thể sẽ phải
đứng ngoài trong cuộc chia nguồn lợi dầu mỏ khổng lồ của Libya
Một thách thức khác đối với xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đó là chất
lượng, vấn đề chưa bao giờ là điểm mạnh của các hệ thống vũ khí do Trung
Quốc sản xuất. Trong khi đó, khu vực Trung Đông đã quen với các mặt
hàng vũ khí chất lượng từ Anh, Pháp và Nga.
Vũ khí Trung Quốc đang có nhiều cơ hội nhưng sẽ phải đối mặt với không
ít thách thức để có thể trở thành nguồn cung hàng đầu cho Trung Đông.
|