S-500 sẽ là bộ phận lá chắn tên lửa ở châu Âu?
Nga có thể sẽ cung cấp hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa không gian S-500 cho Châu Âu một bộ phận lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu lục này.

Ngày 15/7, thông tin về việc hệ thống chống tên lửa S-500 sẽ được triển khai cho cả Châu Âu được loan báo. Nga cho biết đã sẵn sàng hợp tác về chương trình này tại một hội nghị thượng đỉnh Nga-NATO ở Lisbon năm 2010.

Ông Igor Ashurbeili, cựu lãnh đạo nhà sản xuất vũ khí phòng không  Almaz-Antei đã cho biết Nga "sẽ chia sẻ hệ thống của họ" và hoàn toàn có thể triển khai dự án này. “Điểm yếu của chúng tôi là là chưa xác định cung cấp hệ thống nào. Có thế sẽ là S-500”, Ông Ashurbeili đã trả lời phóng viên trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti.

Ngược lại, ông cũng cảnh báo Mỹ rằng  “chỉ lãnh thổ của chúng tôi mới được triển khai hệ thống đánh chặn như là một sự đóng góp cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga ở Châu Âu”.

                        Hệ thống tên lửa S-500 của Nga

Washington không quan tâm đặc biệt đến sự tham gia của Nga bởi vì “Họ nghĩ rằng chúng tôi không có gì để cung cấp”, ông Ashurbeili nói.

Phát biểu sau hội nghị Lisbon vào tháng 11/2010, tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng sự tham gia của Nga là “đầy đủ” hoặc “chúng tôi sẽ không tham gia gì cả”.

Bảo vệ Moscow

Trong khi việc triển khai S-500 ở châu Âu đặt ra như một đề nghị thì ở Nga, hệ thống này chắc chắn sẽ được sử dụng để bảo vệ Moscow chậm nhất là sau năm 2015.

“Đây là thời hạn cuối trong hợp đồng với bộ quốc phòng Nga. Dự án này hiện đang nằm trong giai đoạn thiết kế”, ông Igor Ashurbeili – cựu giám đốc thiết kế của tập đoàn Almaz-Antei trả lời phỏng vấn.

Moscow sẽ có tấm áo bảo vệ mới - hệ thống phòng thủ tên lửa S-500.

Almaz Antei là nhà sản xuất các hệ thống tên lửa tầm trung và tầm xa chính của Nga. Các sản phẩm nổi danh của Almaz Antei như S-300, S-400 là những hệ thống tên lửa đánh chặn tốt nhất trong nhiều năm qua.

Hệ thống tên lửa S-500, được kế thừa từ hệ thống S-300 và S-400, dự kiến sẽ đi vào phục vụ vào năm 2016. Nó có phạm vi phát hiện mục tiêu tới 600km (trên 370 dặm) và có thể đồng thời tiêu diệt 10 mục tiêu cùng lúc.

S-500 có kích cỡ và trọng lượng lớn, do vậy sẽ phải sử dụng tên lửa đẩy riêng. Trong khi đó 2 hệ thống S-300 và S-400, các tên lửa đều ở dạng tự hành mà không cần có tên lửa phụ hỗ trợ. “Tuy cồng kềnh, nhưng S-500 có tầm bảo vệ lớn, không chỉ bao trùm Moscow mà rộng khắp cả các vùng xung quanh”, ông Ashurbeili nói.

Hệ thống đánh chặn tên lửa đang bảo vệ Moscow là A-35 được xây dựng từ những năm 1970 và hiện tại đã rất lỗi thời. (>> chi tiết) Hệ thống này có khả năng đánh chặn thấp và bị giới hạn nâng cấp theo Hiệp ước chống tên lửa chiến thuật mà Mỹ và Nga đã ký vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Dưới thời tổng thống George W Bush, Mỹ đã hủy bỏ hiệp ước này.
(Nguồn: Theo Đất Việt )