Sri Lanka chi 300 triệu USD mua vũ khí Nga
Nga ký kết hợp đồng đầu tiên với Sri Lanka về việc cung cấp vũ khí thuộc khoản tín dụng nhà nước trị giá 300 triệu USD.
“Rosoboronexport” sẽ chuyển giao 14 trực thăng Mi-171 với các phiên bản khác nhau cho Sri Lanka. Người thực hiện hợp đồng này là Nhà máy hàng không Ulan-Ude.

Theo thông báo của phương tiện truyền thông Nga, “một hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng sẽ được thực hiện bởi các tín dụng nhà nước Nga đã được phân bổ năm 2010, về việc Sri Lanka mua vũ khí của Nga”.

Dòng máy bay trực thăng Mi-171 được sản xuất bởi UUAZ với 4 mẫu, thứ nhất là trực thăng đa năng Mi-171, thứ hai Mi-171 phiên bản VIP, trực thăng vận tải hàng không Mi-171A và trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH.

Thỏa thuận cho Sri Lanka vay 300 triệu USD trong thời gian 10 năm để mua thiết bị quân sự của Nga đã được ký kết vào ngày 8/2/2010 tại Moscow giữa Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, Dmitry Pankin và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka, Udayanga Weeratunga, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức 6 ngày của Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa đến Moscow.

Một khoản ở mức độ như thế đối với Sri Lanka là rất quan trọng đối với đất nước này, nếu chúng ta nhìn qua các chi phí mua thiết bị quân sự của Sri Lanka trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn 2001-2008 giá trị nhập khẩu của quốc phòng của Sri Lanka chỉ có 302 triệu USD. Ở thời điểm này, Sri Lanka đang thực hiện hợp nhập khẩu quốc phòng với số tiền chỉ là 73 triệu USD, mặc dù khối lượng thấp như vậy nhưng so sánh với giá trị suất khẩu rất thấp của nền kinh tế thì lại hoàn toàn khác.

Đây cũng là thời gian của các quyết định của Nga, có tính đến những thay đổi đã xảy ra trong đời sống chính trị của Sri Lanka trong năm 2009.

Sau thất bại của nhóm “những con hổ giải phóng Tamil”, chính phủ đã thông qua một quyết định từ bỏ một số kế hoạch trước đây về chương trình mua vũ khí đắt tiền, nhưng sau một thời gian cân nhắc các nhà lãnh đạo đã đi đến kết luận, cần tăng cường và hiện đại hóa lực lượng vũ trang hơn nữa để ngăn chặn sự hồi sinh của phong trào ly khai. Rất có thể sẽ tập trung vào việc mua nhiều vũ khí hiện đại.

Vào mùa hè năm 2009, Chính phủ Sri Lanka công bố ý định tăng cường quân số các lực lượng vũ trang lên 50% hoặc 100 nghìn người, để loại trừ khả năng sự hồi sinh của phong trào ly khai Tamil.

Hiện nay, quân đội Sri Lanka có 200.000 người, trong tương lai gần số lượng sẽ tăng đến 300.000 người.

Theo đánh giá một số chuyên gia quân sự, tổ chức “những con hổ giải phóng Tamil” vẫn có thể tạo ra các nhóm khủng bố mới gây bất ổn tình hình trong nước.

Thỏa thuận song phương liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Sri Lanka đã được ký kết trong tháng 2/2004.

Trước đó, Nga đã thực hiện một số thỏa thuận với Sri Lanka về việc cung cấp vũ khí. Đặc biệt, trong năm 1998, “Rostvertol” đã giao trực thăng Mi-24 và Mi-24P cho Sri Lanka (tổng hai loại là 5 chiếc). Năm 1994, Nhà máy hàng không Ulan-Ude đã cung cấp cho Sri Lanka sáu máy bay trực thăng Mi-171.

Ngoài ra, Nga cũng thông báo cáo về việc xuất khẩu 30 xe bọc thép chiến đấu loại BBM trong năm 1998, nhưng theo đại diện của Nhà máy chế tạo cơ khí Arzamas vào năm 1998, công ty đã chuyển 33 xe bọc thép cho Sri Lanka, trong đó có loại BTR-80 BTR-80A và BREM, đến  năm 2000 đặt hàng thêm 10 AMZ BTR 80A. Còn Nhà máy trực thăng Kazan trong cuối những năm 1990 đã chuyển giao cho Sri Lanka ba máy bay trực thăng Mi-17.

Vào năm 2009, Sri Lanka và Nga đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp bốn máy bay trực thăng Mi -17, nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính, hợp đồng trên đã không thể thực hiện. Không những thế, Sri Lanka cũng đã trì hoãn chương trình mua năm máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga từ đầu năm 2009.
(Nguồn: Theo Đất Việt )