Sửa đổi hệ thống điện tử, hệ thống trao đổi dữ liệu,
lắp đặt hệ thống bảo vệ chủ động, thay thế pháo chính để tích hợp khả
năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.
Đối với loại tăng chủ lực T-90 Bhishma, sản phẩm hợp tác sản xuất với
Nga cũng sẽ có nhiều thay đổi trong hệ thống, đặc biệt là thiết bị hồng
ngoại nhìn đêm mới sẽ được biến đổi để tương thích với điều kiện môi
trường khắc nghiệt tại Ấn Độ.
Cũng theo kế hoạch, 900 chiếc T-55 sẽ được nâng cấp bao gồm thay thế
pháo D-10T 100mm bằng pháo L-7 105mm do Ấn Độ mua giấy phép sản xuất từ
Anh. Xe còn được thay thế các thùng nhiên liệu, sửa đổi khung gầm.
Tuy nhiên, dự án nâng cấp 900 chiếc tăng T-55 không phải là ưu tiên.
Chương trình nâng cấp có thể chỉ được thực hiện cuối cùng. Sau khi nâng
cấp, số tăng T-55 này sẽ được đưa vào bảo quản trong kho, dành cho
trường hợp xảy ra chiến tranh tạo sự áp đảo về số lượng.
Mặc dù đã lỗi thời, song T-55 vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong việc chống lại các phương tiện bọc giáp nhẹ và trung bình.
Ngoài xe tăng, kế hoạch của Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn chú ý tới việc hiện
đại hóa 1.600 xe chiến đấu bộ binh BMP. Các nâng cấp bao gồm thay thế
động cơ mới mạnh hơn, hệ thống giám sát thông tin liên lạc và kiểm soát
bắn...
Chương trình hiện đại hóa này thể hiện tham vọng rất lớn của Ấn Độ trong
việc cân bằng lực lượng tăng thiết giáp với các nước láng giềng là
Trung Quốc và Pakistan. Trước đó, đã có những lo ngại trong giới quân sự
Ấn Độ rằng lực lượng tăng thiết giáp của họ đang tụt hậu so với Trung
Quốc.