Trung Quốc ráo riết đánh cắp công nghệ động cơ máy bay
Công ty Motor Sich (Ukraine) mới ký với Trung Quốc hợp đồng liên quan đến sửa chữa các động cơ máy bay RD-93.

Thông tin trên được tiết lộ bởi ông Albert Loginoc, trưởng phòng hợp tác quốc tế của công ty Motor Sich.

Theo hợp đồng, phía Ukraine sẽ hỗ trợ tập đoàn chế tạo máy bay Thành Đô sửa chữa các chi tiết của động cơ RD-93 và đại tu trong tương lai, mọi công việc sẽ tiến hành tại Trung Quốc.

Một nguồn tin trong Motor Sich cho biết, Trung Quốc chưa có thiết bị và các cơ sở để sửa chữa các động cơ Nga. Vì thế, các động cơ RD-93 đầu tiên có thể được gửi sang Ukraine để sửa chữa.


Động cơ RD-93

Các sự kiện này cũng khẳng định phỏng đoán trước đây của Kanwa là Trung Quốc sẽ buộc phải cầu cứu Ukraine giúp sửa chữa RD-93.

Theo một số nguồn tin, Motor-Sich có giấy phép sửa chữa các động cơ RD-33-2 sản xuất loạt và giữa 2 biến thể động cơ không có những khác biệt lớn.

Motor-Sich bắt đầu giúp Trung Quốc sửa chữa các động cơ AL-31F từ năm 1992. Hiện nay, nhà máy của Motor-Sich vẫn đào tạo các chuyên gia và công nhân kỹ thuật Trung Quốc. Họ đang ráo riết nghiên cứu các công nghệ sửa chữa và kiểm tra động cơ AL-31F.

Trong tương lai, sự hợp tác này có thể sẽ không được duy trì lâu. Một nguồn tin ở Migremont - đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa khung thân và thiết bị avionics (thiết bị điện tử hàng không) cho các máy bay Su-27 của Trung Quốc - tiết lộ với Kanwa rằng, quan hệ làm ăn với Trung Quốc trong lĩnh vực này đã chấm dứt, khi Trung Quốc đạt được những tiến bộ trong việc sửa chữa máy bay mua từ Nga.

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm hợp đồng cung cấp dịch vụ sửa chữa cho các máy bay Su-27 của Indonesia. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã trở thành đối thủ của Ukraine trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng trên thị trường thế giới.

Sao chép động cơ RD-33

Khoảng 2 năm trước, Kanwa có được thông tin chính xác nói rằng, Trung Quốc đang có những tiến bộ trong việc sao chép các động cơ RD-33 của Nga và việc này do Công ty Hàng không Quý Châu (Guizhou United Aviation Company) đảm nhiệm.

Tuy các thông tin trên không được các công ty này xác nhận nhưng một bài viết đăng trong tạp chí China Aviation số tháng 7/2007 đã thu hút sự chú ý của Kanwa. Theo Kanwa, bài này đề cập việc sao chép RD-33.

Bài viết có đoạn: “Kể từ 15/7, Viện nghiên cứu động cơ máy bay Quý Châu (Guizhou Aviation Engine Research Institute) tiến hành cái gọi là công việc về “5 so sánh” và tập trung vào 2 loại động cơ máy bay”.

Chính sách “5 so sánh” bản chất là công ty này so sánh thiết kế của mình với các mẫu của nước ngoài trên 5 phương diện gồm: thiết kế, công nghệ sản xuất, sản xuất thử nghiệm (sản phẩm sao chép), so sánh với mẫu nguyên bản (nhập khẩu) và thông tin kỹ thuật của nước ngoài.

Nói rõ hơn, những việc này bao gồm so sánh bản thân thiết kế với các thông tin của nước ngoài, bản vẽ thiết kế với mẫu nguyên bản của nước ngoài, công nghệ sản xuất với thông tin kỹ thuật của nước ngoài, công nghệ sản xuất và các thông số thiết kế, và cuối cùng là sản phẩm thử nghiệm được so sánh với các thông số thiết kế.

Từ góc độ triết lý của phương Tây thì những bài viết kiểu đó chẳng có ý nghĩa. Việc gì báo chí chính thức lại đi công khai nói về chuyện sao chép? Nhưng tức góc độ triết lý truyền thống của Trung Quốc, đây không phải là sự “sao chép”, trái lại việc đó được gọi là “tự lực nghiên cứu dựa trên lao động và nỗ lực to lớn” và là sự thể hiện lòng ái quốc tập thể.
(Nguồn: PM (theo Kanwa Asian Defence) )