| Minh họa thí nghiệm của giáo sư Miguel Nicolelis và cộng sự . Ảnh: BBC. |
Trong định hướng tạo kênh thông tin nhân tạo giữa não động vật, giáo sư sinh học thần kinh Miguel Nicolelis và cộng sự thuộc Trung tâm Y tế Đại học Duke cấy ghép những điện cực ở phần xử lý thông tin xúc giác trong não chuột, đồng thời nối kết điện cực này với các bộ cảm biến ánh sáng hồng ngoại, để chuột có thể "chạm" vào ánh sáng hồng ngoại. Sau đó, các nhà khoa học cho hai con chuột vào phòng riêng và cấy ghép một dãy vi điện cực nhỏ bằng 1/100 sợi tóc vào phần xử lý thông tin vận động ở vỏ não chúng. Một con giữ vai trò "nhập mật mã" nhận tín hiệu về thị giác và một con giữ vai trò "giải mã" không nhận được tín hiệu như vậy. Đường truyền có dây dẫn giữa hai con chuột cho phép chuột “giải mã” có khả năng nhận được thông tin đầu vào từ chuột “nhập mật mã” với tỷ lệ thành công lên đến 70%. Sự liên kết trên cũng có thể được kết nối vào mạng Internet khiến chuột “giải mã” trong phòng thí nghiệm ở Brazil có thể nhận thông tin từ chuột “nhập mật mã” ở Mỹ. Nhóm nghiên cứu cho rằng việc tạo lập truyền thông nhân tạo giữa não động vật này có thể thực hiện ở người, nhưng sẽ gặp phải vấn đề y đức. Hiện giáo sư Nicolelis đang thực hiện thí nghiệm này trên khỉ.
|