Phát hiện những mô đất kì lạ
Những mô đất nhân tạo trông giống con cá kình, con kền kền hay con vịt được phát hiện ở Bắc Mỹ có thể là bằng chứng cho thấy người xưa biết dựa vào thiên văn để canh tác mùa màng.

Theo bài viết của GS. Robert Benfer từng giảng dạy ở ĐH Missouri (Mỹ), mô đất rộng 400m hình con kền kền ở vùng thung lũng ven biển Peru đã có tuổi đời hơn 4.000 năm.

Trước đây, mô đất hình động vật nhiều tuổi nhất là mô đất 2.000 năm tuổi ở Nazca. Tập hợp đường thẳng Nazca là những nét vẽ đơn giản về động vật trên sa mạc Nazca ở Peru. Những cấu trúc này có thể có ý nghĩa về mặt tâm linh. Ngoài ra, hình dáng của những cấu trúc đó gần giống cấu trúc những chòm sao mà người xưa quan sát trên dải ngân hà.

Mô đất hình con cá kình có từ cách đây 5.000 năm.
Mô đất hình con cá kình có từ cách đây 5.000 năm. (Nguồn Livescience)

GS. Benfer phát hiện ra các mô đất khi xem những bức ảnh vệ tinh chụp khu vực mà từ lâu ông đã nghi ngờ. Sự từng trải trong nghiên cứu khảo cổ giúp ông biết rằng mô đất hình động vật là một hiện tượng chỉ có ở Bắc Mỹ. Ngoài ra chỉ có một số ít nơi khác có, như một mô đất ở Mexico.

Những bức ảnh vệ tinh cho thấy những nếp cày trông như răng, còn khu vực than cháy đúng ở chỗ mắt con vật. Hệ thống định vị toàn cầu và điều tra khảo cổ trên khu vực này khiến Benfer tin rằng đây là mô đất hình con kền kền, với con mắt đang hướng theo nguyên tắc thiên văn học: nó thẳng hàng với hướng của dải ngân hà Milky Way như được quan sát từ Thung lũng Chillón.

Gần với mô đất hình con kền kền là mô đất hướng về điểm mà mặt trời mọc vào ngày lập hạ. Mô đất dài 324m có vẻ được kết hợp từ một con báo và một loài bò sát giống cá sấu. Những cột đá, các cấu trúc bằng nhựa và đồ gốm cổ đều liên quan tới những mô đất này.

Mô đất hình con cá kình có từ cách đây 5.000 năm.

Ở một khu vực ven biển khác của Peru, Thung lũng Casma, Benfer phát hiện hai mô đất hình con chim, đều hướng về vị trí mọc của mặt trời vào ngày lập hạ. Theo Benfer, rất có thể những mô đất này được tạo nên theo sự hướng dẫn của những thầy tế - nhà thiên văn học. Nền văn minh cổ đại tạo nên những mô đất này có lẽ đã phụ thuộc vào các yếu tố thiên văn để biết khi nào trồng trọt và thu hoạch mùa màng. Những đặc điểm này cũng có ở nền văn minh Inca trong thời kỳ 1400-1500.

Mô đất cổ nhất có từ năm 2200 (tr.CN). Benfer dự định sẽ quay lại các mô đất để khai quật những vật chất hữu cơ để xác định thời gian chính xác hơn bằng phương pháp dựa trên đồng vị carbon. Bốn mô đất chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và Benfer mới khám phá 5 năm số 54 thung lũng dọc bờ biển Peru, nhưng đã tìm ra rất nhiều mô đất nhỏ hơn, trong đó có mô đất trông giống con cá kình và mô đất giống một con vịt.

(Nguồn: ĐVO )