|
Vì sao chúng ta nói mê khi ngủ? |
|
|
Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần nói mê trong khi ngủ. Đặc điểm chung của các câu nói đó là thường ngắn gọn, vô nghĩa, kéo dài trong 1 hoặc 2 giây và không có dấu hiệu của sự suy nghĩ. |
|
Hiện tượng này có thể xảy ra trong cả giai
đoạn REM (chuyển động mắt nhanh) lẫn Non-REM (giai đoạn không có chuyển
động mắt nhanh).
Trong giấc ngủ REM (giai đoạn mơ), nó được tạo ra bởi “bước đột phá” của
lời nói giấc mơ: vài từ ngữ đặc trưng trong giấc mơ sẽ nhanh chóng
được chuyển về miệng và dây thanh, từ đó mà phát ra thành tiếng. Nói mê
cũng có thể xuất hiện trong quá trình “thức tạm thời”, lúc người ta đang
ở tình trạng nửa tỉnh nửa mê và khi có dấu hiệu của sự tỉnh táo xen vào
thời gian ngủ, cho phép chúng ta nói chuyện (nhưng là những câu chuyện
vô nghĩa).
Hiện tượng nói mê trong lúc ngủ có thể là kết quả của sự căng thẳng. (Ảnh: Life’s Little Mysteries)
Các nghiên cứu cho biết, nói mê khi ngủ xảy ra ở hơn một nửa số trẻ em
và giảm dần khi chúng ta già. Ở người trưởng thành, đây được coi là một
loại rối loạn giấc ngủ, có thể là kết quả của sự căng thẳng và nhiều yếu
tố khác.
Vì xảy ra trong thời điểm chồng chéo các trạng thái ý thức, nên nó thường chỉ kéo dài chỉ một hoặc hai giây. |
|
|
|
|
|
|