Kính thiên văn được làm từ xương chân của động vật. (Nguồn: Livescience)
Vào thời kỳ Khai sáng (Enlightenment),
kính viễn vọng được coi là thứ xa xỉ và có lẽ được sử dụng để quan sát
những vật thể trên đất liền hoặc trên biển, chứ không phải để ngắm sao.
Chúng được tạo ra trong thời kỳ khi Amsterdam là trung tâm thương mại
sầm uất, thu hút nhiều thợ thủ công lành nghề.
Các kính viễn vọng dài từ 80 - 140mm
được làm từ xương chân của động vật. Xương chân của động vật, đặc biệt
là bò, khá thẳng và tròn, nên dễ được chế tác thành kính thiên văn hơn.
Mỗi kính thiên văn có một cặp kính thấu
kính - giống như loại kính mà nhà khoa học Galileo sử dụng - gồm một
gương cầu lồi và một gương cầu lõm. Chiếc kính lớn nhất trong số các
kính được tìm thấy được tạo thành từ hai phần, ghép lại với nhau bằng sợ
chỉ ren, và có thêm một đoạn xương, trên đó có một lỗ nhỏ có tác dụng
để điều chỉnh độ mở ống kính.