Phát hiện hóa thạch khủng long có sừng
Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của hai loài khủng long có sừng “siêu tí hon” tại Alberta, Canad

Hóa thạch vừa tìm thấy có tên khoa học Unescoceratops koppelhusae. Loài này sống cách đây 75 triệu năm, có chiều dài khoảng một mét. Nó có bờm quanh cổ, hàm trên hình mỏ vẹt, hàm dưới hình lưỡi rìu.

Hình ảnh phác họa hai loài khủng long mới là Unescoceratops koppelhusae (trên) và Gryphoceratops morrisoni tại Canada.
Hình ảnh phác họa hai loài khủng long mới là Unescoceratops koppelhusae
(trên) và Gryphoceratops morrisoni tại Canada. (Ảnh: Nationalgeographic)

Hóa thạch thứ hai thuộc loài Gryphoceratops Morrisoni, từng được các nhà cổ sinh vật học thu thập được vào thập niên 1950.

Các mảnh xương của loài khủng long này nhỏ đến mức có thể đựng vừa trong một chiếc hộp nhỏ hơn tách cà phê.

Sau khi sắp xếp những mảnh xương lại với nhau, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, Gryphoceratops morrisoni là loài khủng long có sừng.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, đây là loài khủng long nhỏ nhất từng được tìm thấy ở khu vực Bắc Mỹ. Khi trưởng thành, loài Gryphoceratops morrisoni chỉ dài 0,5 mét, theo Michale Ryan - trưởng nhóm nghiên cứu.

Ryan cho biết thêm, hai loài khủng long này sinh sống ở thời kỳ kỷ Phấn trắng. Các loài khủng long nhỏ là một bộ phận quan trọng trong thềm sinh vật tầng thấp, tuy nhiên do thước “tí hon” của chúng nên hóa thạch của Unescoceratops koppelhusae  Gryphoceratops morrisoni khó có thể được bảo quản lâu dài trong tự nhiên.

Việc tìm thấy hóa thạch hai loài khủng long này là một phát hiện thú vị đối với giới cổ sinh vật học.

(Nguồn: Tiền Phong )