“Hiệu ứng Google”
Có phải sự tin tưởng của chúng ta vào Internet đang làm chúng ta ngu ngốc hơn?

Lần cuối cùng bạn quên thứ gì đó và không vào Google hoặc một công cụ tìm kiếm nào đó để tìm kiếm câu trả lời là khi nào? Nếu bạn là tôi, có thể bạn đã sử dụng Google vài lần trong ngày hôm nay. Chúng ta đều biết rằng với một cú click chuột, bất kì thông tin nào cũng có thể được tìm thấy trong vài giây và bởi chúng ta dùng nhiều thời gian sử dụng máy tính và smartphone, những thông tin này luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào mình muốn.

Có phải sự tin tưởng của chúng ta vào Internet đang làm chúng ta ngu ngốc hơn?

Nhưng liệu sự tin tưởng của chúng ta vào các công cụ tìm kiếm có làm chúng ta ghi nhớ thông tin kém đi? Đây là câu hỏi mà các nhà tâm lý học đang có gắng trả lời. Theo các công bố mới xuất bản trên tạp chí Science, các nhà tâm lý học nói rằng mọi người từ lâu đã coi Internet như một ngân hàng thông tin cá nhân, một hiện tượng được gọi “Hiệu ứng Google”.

Kết luận này dựa trên loạt 4 thí nghiệm khác nhau được tiến hành bởi Betsy Sparrow và các đồng nghiệp tại Đại học Columbia. Bốn năm trước, nhà tâm lý học Betsy Sparrow đã quay sang chồng bà sau khi tìm kiếm vài tin tức phim ảnh trực tuyến và hỏi: “Chúng ta đã làm gì trước khi có Internet?”. Sau đó, Sparrow bắt đầu nghiên cứu xem Google, và tất cả thông tin mà nó đưa ra, đã thay đổi cách con người suy nghĩ như thế nào.

Trong thí nghiệm của mình, Sparrow và đồng nghiệp đã kiểm tra xem mọi người ghi nhớ thông tin như thế nào. Kết quả là khi các thông tin đó được lưu trữ ở một nơi nào đó có thể tiếp cận được, ví dụ như trên Internet, dễ dàng tìm kiếm, họ có xu hướng ghi nhớ nơi họ đã tìm thấy nó hơn là bản thân thông tin đó. Mặt khác, những thông tin khó tiếp cận trực tuyến dễ dàng được ghi nhớ hơn.

Điều này có nghĩa là web đang làm chúng ta ngu ngốc hơn? Chắc chắn là không, bà cho rằngbộ não của chúng ta chỉ đơn giản là đang thích nghi với môi trường hiện tại, rằng chúng ta đang sống trong thế giới Internet.

(Nguồn: Khoa Học )