Tuy
nhiên, những người này hãy yên tâm vui vẻ sống bởi theo các nhà khoa
học, lịch của người Maya hoàn toàn không có ngày tận thế trong năm nay.
Thời gian gần đây, khi thế giới đang ngày càng phải đối mặt với nhiều
thảm họa thiên nhiên khủng khiếp, những căn bệnh lạ đáng sợ và hàng loạt
nguy cơ về chiến tranh, khủng bố kinh hoàng thì người ta bắt đầu nói
đến nhiều hơn về Ngày Tận thế. Đã có không ít giả thuyết về ngày thế
giới diệt vong được đưa ra và nhiều trong số này đã được chứng minh là
không đúng. Ít nhất là hai giả thuyết cho rằng Ngày Tận thế rơi vào ngày
21/5 và 21/10 năm 2011 rõ ràng đã không xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có một
số người tiếp tục tin rằng, ngày thế giới diệt vong đang đến gần và đó
có thể là ngày 21/12/2012 theo lịch của người Maya. Nhiều người tin
tưởng vào cách tính toán Ngày Tận thế của người Maya bởi đây là một dân
tộc dù sống cách đây hơn 5 nghìn năm nhưng đã có sự phát triển vượt bậc
đến mức kinh ngạc. Họ đã từng tạo dựng nên một nền văn minh rực rỡ, đặc
sắc với rất nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực mà đến bây giờ thế giới
vẫn phải ngưỡng mộ. Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những
về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả trên lĩnh vực
kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian...
Người Maya đã tính được độ dài của một tháng âm lịch là 29,53025 ngày,
chênh lệch 34 giây so với con số mà khoa học ngày nay tính được và
chính xác hơn nhiều so với hệ lịch Gregory mà chúng ta đã dùng 500 năm
nay.
Người Maya quan niệm, giống như vạn vật, thế giới loài người cũng hoạt
động theo một chu kỳ, nghĩa là có khởi đầu thì sẽ có kết thúc. Theo
lịch của người Maya, một chu kỳ kéo dài 13 b'ak'tun, tức khoảng 5.126
năm và chu kỳ hiện tại sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012. Từ lâu nay, đã
có nhiều người tin rằng, đây là dự báo về Ngày Tận thế của người Maya cổ
đại. Tuy nhiên, rất nhiều nhà lịch sử, nhà khoa học, nhà thiên văn học
hiện nay tin rằng, người Maya không hề dự báo Ngày Tận thế vào năm nay.
Ngày 21/12/2012 mà nhiều người vẫn thường nhắc đến đơn thuần chỉ là ngày
đánh dấu sự chấm dứt một thời kì sáng tạo và bắt đầu một kỷ nguyên mới.
|
Người dân thế giới hãy lạc quan vui vẻ sống, quên đi những dự đoán về Ngày Tận thế và hy vọng vào một năm mới tốt đẹp hơn |
Ông Sven Gronemeyer,
một nhà nghiên cứu kí tự cổ của người Maya đến từ Đại học La Trobe
(Australia), tin rằng, cái mà người ta gọi là ngày tận thế thực chất chỉ
là ngày chuyển giao từ một kỷ nguyên này sang một kỷ nguyên khác, hay
còn là giai đoạn đánh dấu sự trở lại của vị thần Bolon Yokte. Theo ông
Gronemeyer, vị thần Bolon Yokte tượng trưng cho sự sáng tạo nên việc
người Maya cổ đại lựa chọn vị thần này để thể hiện sự bắt đầu một chu kỳ
mới cũng là điều dễ hiểu.
Bản thân người Maya cũng chẳng tin vào Ngày Tận thế 21/12/2012 mà mọi
người vẫn nói đến suốt trong thời gian qua. Một bô lão người Maya - ông
Apolinario Chile Pixtun và nhà khảo cổ học người Mexico - ông Guillermo
Bernal đều khẳng định "Ngày Tận thế" chỉ là một khái niệm do phương Tây
bóp méo, gán ghép mà ra.
Như vậy, năm 2012 chắc chắn sẽ không phải là ngày thế giới bị hủy
diệt. Và câu hỏi được người dân thế giới quan tâm lúc này là năm 2012 sẽ
diễn ra như thế nào? Nó sẽ tiếp tục là một năm khó khăn hay sẽ là một
năm tốt lành?
2012 - một trong những năm khó khăn nhất?
Người
ta có thể thở phào nhẹ nhõm vì năm nay sẽ không có Ngày Tận thế nhưng
chắc chắn nhiều người sẽ phải lo ngại vì phía trước họ là một năm đầy
khó khăn. Ngay trong ngày đầu năm mới (1/1/2012) khi người ta thường có
thói quen chỉ nói những lời chúc tốt đẹp, những hy vọng và mong ước tốt
lành thì nhiều người dân trên thế giới và ngay cả các nhà lãnh đạo đã
không thể giấu diếm được sự lo lắng và bi quan của họ.
Chẳng
ai nói đến Ngày Tận thế mà chỉ tập trung bày tỏ những trăn trở, lo âu
của họ về một tương lai u ám. Rõ ràng, thế giới đang phải đối mặt với
viễn cảnh một nền kinh tế đầy khó khăn. Trong khi nhiều nền kinh tế lớn
như Mỹ, Nhật Bản đang hồi phục một cách loạng choạng thì Châu Âu đang ở
sát bờ vực của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Một chuyên gia ở thủ
đô Bắc Kinh đã nhắc đến “sự ớn lạnh của một cuộc khủng hoảng kinh tế”
toàn cầu.
Thủ
tướng Đức Angela Merkel cho rằng, năm 2012 sẽ khó khăn hơn năm 2011.
Tuy nhiên, bà Merkel hy vọng, việc phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ
Châu Âu sẽ kéo các nước xích lại gần nhau.
Tổng
thống Pháp Nicolas Sarkozy cảnh báo, cuộc khủng hoảng Châu Âu chưa kết
thúc và “năm 2012 sẽ là một năm chứa đựng đầy nguy cơ". Cùng chung quan
điểm với các nhà lãnh đạo khác, Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cho
biết: “Một năm rất khó khăn đang đến. Chúng ta sẽ phải tiếp tục nỗ lực
rất nhiều. Chỉ có như thế, những hy sinh của chúng ta mới không vô ích”.
Chính phủ Hy Lạp hiện đang áp dụng những biện pháp thắt chặt hầu bao
cực kỳ hà khắc và đây chính là sự hy sinh mà ông Papademos nhắc đến.
Người
dân còn thể hiện sự bi quan lớn hơn. "Công ty tôi đã có một năm đầy
chật vật và tôi không dám nghĩ đến một năm tốt đẹp hơn vào 2012", ông
Zheng Haosheng, giám đốc một công ty ở Trung Quốc, cho biết.
Thậm
chí, một cô gái Trung Quốc có tên là Lu Siyu, còn chán nản nói: “Hãy để
thế giới bị diệt vong. Tôi không thể tiếp tục chịu được sức ép từ công
việc. Chẳng ai thích Ngày Tận thế nhưng tôi đang mất phương hướng. Tôi
chẳng biết mình sẽ đi về đâu ”. Lu đang rất lo sợ viễn cảnh bị sa thải
khi sếp của cô nói đến việc giảm biên chế do môi trường kinh tế khó khăn
năm 2012.
Trên
đây là những chuyện xảy ra ở Trung Quốc – đất nước đang có nền kinh tế
phát triển hàng đầu thế giới. Ở Trung Quốc mà sự bi quan đã như vậy thì ở
những nước đang khó khăn như Mỹ và Châu Âu thì tình hình còn đáng buồn
hơn nhiều.
Nhiều
người Mỹ như ông Fred Franke hay cô Becky Martin giờ đây chỉ mong muốn
có một công việc để làm. Ông Franke vừa mất việc hồi tháng 12 trong khi
cô Martin thì cả năm qua đã phải vật lộn tìm kiếm việc làm mà vẫn công
cốc.
Một
nữ bồi bàn Milena Quiroga ở Tây Ban Nha thì đón chào năm mới trong nỗi
lo sợ bị sa thải vì trong năm qua, nhà hàng nơi Quiroga đang làm việc đã
cắt giảm gần một nửa số nhân viên.
Rõ
ràng, bức tranh thế giới năm 2012 trong mắt người dân đang là một màu
xám. Tuy nhiên, trong nỗi buồn, trong sự lo lắng và bi quan có phần lấn
lướt, hàng triệu triệu người dân thế giới vẫn ấp ủ niềm hy vọng về một
tương lai tươi sáng hơn. Và họ có quyền hy vọng vào viễn cảnh tốt đẹp
đó.