Động đất "lặng",
được biết đến như hiện tượng trượt chậm ở ranh giới của những mảng kiến
tạo trái đất. Nơi một mảng kiến tạo trượt bên dưới mảng khác gọi là
vùng hút chìm. Hiện tượng này xảy ra chậm hơn động đất thông thường, mất
hàng tuần hoặc hàng tháng và ít cảm thấy được trên mặt đất.
Hiện tượng trượt chậm này lần
đầu được phát hiện nhờ sự ra đời của những công nghệ đo lường mới ở bờ
biển phía Tây Canada cách đây khoảng 15 năm. Từ đó đến nay đã
ghi nhân hàng chục địa điểm khắp thế giới xảy ra hiện tượng này, bao gồm
4 địa điểm xung quanh New Zealand - một phát ngôn viên của Viện khoa
học hạt nhân và địa chất (GNS) New Zealand cho biết.
Động đất khiến núi lửa Kileuea, Hawaii phun trào bắt
nguồn từ hiện tượng trượt chậm (nguồn: Nature)
Các nhà khoa học đã đề ra nhiều giả
thuyết để lý giải cho hiện tượng này, tuy nhiên kiểm tra giả thuyết này
rất khó bởi vì động đất "lặng" xảy ra bên dưới mặt đất nhiều km.
Laura Wallace thuộc Viện GNS cho biết: "Cách
tốt nhất để tìm hiểu nguyên nhân thật sự của hiện tượng trượt chậm là
khoan và lấy mẫu của những biên nứt gẫy của mảng kiến tạo - những nơi
xảy ra trượt chậm, từ đó theo dõi toàn bộ các đặt tính lý hóa tại bề mặt
mảng kiến tạo".
Gisborne nằm gần một nứt gẫy lớn và các nhà khoa học phát hiện những cơn động đất “lặng” ở đây lần đầu vào năm 2002. Khoảng 8 vụ trượt chậm đã xảy ra bên dưới Gisborne từ năm 2002, bình quân cứ 2 vụ/năm.
Khơi Gisborne là nơi lí tưởng để nghiên cứu động đất "lặng"
vì hiện tượng này đã xảy ra bên dưới đáy biển Gisborne từ 5 - 15km (so
với những chỗ khác sâu từ 30 - 40 km), như vậy các nhà khoa học có thể
tiếp cận chỗ nông của vùng trượt bằng phương pháp khoan hiện đại.
Những địa điểm nghiên cứu tiềm năng bằng phương pháp khoan là trung Nhật và Costa Rica.
Dự đoán quốc tế về việc khoan ngoài khơi
Gisborne sẽ mất vài năm và được thực hiện từng giai đoạn, phụ thuộc vào
sự sẵn có của tàu khoan đại dương khoa học - thường phải được đặt trước
vài năm, Wallace cho biết.
"Những phát hiện từ dự án có ý nghĩa
toàn cầu vì nó thúc đẩy đáng kể sự hiểu biết của chúng ta về cơ chế của
những đút gẫy vùng hút chìm và những trận động đất xảy ra do chúng".