Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra hóa thạch được cho là của
một loài tôm khổng lồ có tên khoa học là anomalocaridids. Loài tôm này
được xác định sống ở kỷ Cambri.
Theo các nhà khoa học cho hay, loài tôm này khi trưởng thành có chiều
dài lên tới 180cm. Thế nhưng, hình dạng của nó khá giống với tôm đồng,
tôm biển ngày nay.
Điểm khác biệt đó là tôm tiền sử hóa thạch có hàm răng rất sắc và khỏe.
Đây là “phương tiện” để chúng có thể dễ dàng ăn thịt các loài sinh vật
biển dù có loài sở hữu những lớp vỏ cứng.
Hình ảnh dựng lại đầy đủ về tôm khổng lồ thời tiền sử
Trước đây, các nhà khoa học cũng phát hiện được những hóa thạch tôm
khổng lồ (dài 0,9m) nhưng đây là hóa thạch lớn nhất từng thấy.
Bên cạnh đó, tôm tiền sử còn có đôi mắt rất to và có một loạt các sợi dài.
Hóa thạch tôm khổng lồ này được các nhà khoa học phát hiện ở Moroco và
được xác định có niên đại khoảng 488 tới 472 triệu năm tuổi.
Đây là phát hiện quan trọng có thể chứng minh sự đa dạng sinh học ở kỷ
Cambri và cũng hé lộ về các loài động vật đặc trưng sống ở kỷ này. |