|
Thực trạng các báu vật trong các con tàu đắm cổ tại VN |
|
|
Nhiều cổ vật được khai quật từ các con tàu đắm khi đưa lên bờ đã bắt đầu bị ố vàng, hư hỏng. |
|
Trong
các kho của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN), nơi có điều kiện bảo
quản phòng ngừa rất tốt. Nhiệt độ, độ ẩm thường xuyên ổn định ở mức cho
phép, cụ thể: Nhiệt độ từ 25 đến 27 độ C về mùa hè và 20 - 22 độ C về
mùa đông; độ ẩm quanh năm dao động trên dưới 60%. Đây là những thông số
lý tưởng cho bảo quản phòng ngừa cổ vật.
Tuy nhiên, những cổ vật trong năm con tàu đắm đang lưu giữ tại BTLSVN,
có nhiều cổ vật gốm men trắng đang chuyển sang màu ố vàng. Trên bề mặt
nhiều cổ vật men bị bong tróc, cốt bên trong đang bị mủn bở. Những cổ
vật sứ vẽ nhiều màu trên men, khi trục vớt lên đã bị mất nhiều màu, nay
lại tiếp tục bay thêm.
Muối, hàu... tàn phá cổ vật
Như vậy, các cổ vật vừa mang từ đáy đại dương lên đang bị phá hủy dần.
Nguyên nhân hư hỏng có nhiều, nhưng ai cũng biết chắc chắn một điều là
do muối còn rất nhiều trong cổ vật. Do nằm lâu ngày dưới đáy đại dương,
lớp men bị phá hủy dần, nước biển thẩm thấu vào bên trong cốt gốm và
mang theo lượng muối.
Khi chúng được đưa lên môi trường không khí, mặt ngoài khô dần, nhưng
muối ngậm nước tồn tại trong cốt gốm, tạo sự biến đổi không đều, gây nên
hư hỏng cổ vật nhanh hơn so với trong môi trường nước. Mặc dù, các cổ
vật sau khi trục vớt, đưa lên tàu và được ngâm rửa. Đây chỉ là bước cần
thiết ban đầu trong quy trình, nhằm loại bỏ một phần muối bên ngoài cổ
vật. Hiện vật trước khi nhập kho, cần tiếp tục xử lý, bảo quản. Trên rất
nhiều hiện vật có hàu, hà bám thành từng mảng cùng với bùn và tạp chất
rất cứng. Đây cũng là một tác nhân gây ảnh hưởng đến hiện vật.
Tự cứu cách bảo quản
Hiện nay, một số bảo tàng phía Nam đã mua một số chất từ nước ngoài và
tiến hành xử lý, tuy nhiên chưa làm được nhiều, do thiếu kinh phí. Năm
2006, Phòng Kỹ thuật Bảo quản (KTBQ), BTLSVN nghiên cứu xử lý bảo quản
thành công việc loại bỏ muối và khử hàu hà cho các cổ vật bằng những
giải pháp kỹ thuật tương đối đơn giản, rẻ tiền phù hợp với điều kiện
kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi xin giới thiệu việc xử lý và bảo tồn này
để có thêm tài liệu tham khảo.
Việc xử lý bảo quản, trước tiên là phân chia hiện vật thành hai đối
tượng. Những hiện vật có hàu, hà và nhiều tạp chất có quy trình xử lý
riêng. Đối tượng thứ hai là những hiện vật không có hàu hà bám và không
bị bong tróc men nhiều. Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
đã tự mày mò, nghiên cứu phương pháp bảo quản cổ vật.
|
|
|
|
|
|
|