Sinh
vật lạ khoác lớp áo màu nâu vàng với các mảng màu xanh dương điểm xuyết
trên cơ thể. Tuy nhiên, điều khiến những người đi biển và cư dân địa
phương cảm thấy kinh ngạc nhất là kích thước “khủng” cũng như các xương tấm giống khủng long ở hai bên sườn của con vật.
Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về chiều dài của con “quái vật”, nhưng dựa vào ảnh chụp, kênh Discovery phỏng đoán nó phải dài hơn 3 mét.
“Quái vật” thực tế là một con cá tầm Đại Tây Dương
Giống như nhiều xác sinh vật bị phân hủy khác, xác con “quái vật”
lạ cũng bốc lên mùi hôi thối khó chịu. Người ta đưa ra vô số đồn đoán
về nó, từ một con quái vật biển thuộc loài khủng long tới sinh vật bị
đột biến vì chất độc hại hay quái thú chupacabra.
Dư luận xôn xao khiến các nhà khoa học phải vào cuộc. Một trong những người đầu tiên tới nhận diện “quái vật”
là tiến sĩ Shane Boylan thuộc Công viên nước South Carolina. Hai bằng
chứng quan trọng giúp tiến sĩ Boylan quả quyết sinh vật lạ là cá gồm
hình dạng và các xương tấm đặc trưng.
“Quái vật” thực tế là một con
cá tầm Đại Tây Dương. Lí do khiến người ta khó nhận ra nó là vì cá tầm
thông thường có màu nhạt hoặc màu bạc, chứ không phải màu nâu vàng
dị
thường như trên. Sắc da của con “quái vật” dạt vào bờ biển South
Carolina có lẽ đã bị đổi màu dưới sức nóng của ánh mặt trời.
Việc nhận dạng sinh vật lạ là khủng long
cũng gần chính xác vì cá tầm nằm trong số những loài cá có xương cao
niên nhất từng tồn tại trên Trái đất. Không có gì ngạc nhiên nếu cá tầm
khiến con người hoảng sợ vì hình dáng vĩ đại của chúng. Cá tầm Đại Tây
Dương từng được ghi nhận có chiều dài lên tới 4,5 mét và cân nặng tới
hơn 226kg.
“Quái vật” South Carolina là cá
thể mới nhất trong số nhiều sinh vật lạ dạt vào bờ biển Mỹ thời gian
gần đây. Hồi đầu tháng 2 vừa qua, một con vật dị thường có “kiểu đầu”
mohawk với túm lông màu vàng đã tẩy trắng, phần da bị sạm nắng và một
cặp răng nanh dữ tợn cũng được tìm thấy trên bờ biển San Diego. Nó về
sau được nhận diện là thú có túi ôpốt.