Tiến
hành chụp cắt lớp CT vào tháng 3/2011 tiết lộ một vài thông tin rất lý
thú: một khuôn mặt có cấu trúc mỏng, quần áo bông quấn quanh người, nội
tạng của cơ thể được nhìn thấy rất rõ, trong đó có cả não và chiếc xương
phía sau đầu bị gãy nặng bị xảy ra sau khi chết.
Tuy nhiên, quá trình quét này không làm sáng tỏ vấn đề giới tính của xác ướp là gì.
"Phần cốt lõi của vấn đề
giới tính là xương chậu thì đã bị gãy, nên các nhà nhân chủng học không
thể làm các phép đo truyền thống trên xương chậu để xác định giới tính
của nó, là một cậu bé hay cô bé”, Sarah Wisseman, một nhà khảo cổ học tiến hành nghiên cứu cho biết.
Đây không phải là lần đầu tiên xác ướp
được mua lại từ Bảo tàng Spurlock vào năm 1989 được y học quan tâm. Xác
ướp rất mong manh nên cần phải giữ gìn nó. Các nhà khoa học phải tìm
cách không làm hỏng khi tiến hành nghiên cứu trên xác ướp.
Do xương chậu bị gãy, trích xuất AND từ xương chân không thành công nên
các nhà khoa học vẫn chưa xác đinh được giới tính của xác ướp này (Ảnh: Livescience)
Sau khi kiểm tra hàm răng và xương của
xác ướp, các nhà khoa học cho biết xác ướp này là của một đứa trẻ khoảng
7-9 tuổi. Xác ướp cũng được quét CT đầu tiên tại Bệnh viện Carle
Foundation ở Urbana, bang Illinois. Quét CT sử dụng X-quang sẽ làm lộ rõ
hình ảnh xương, mô mềm. Kỹ thuật này cho phép các nhà nghiên cứu tái
tạo lại hình ảnh ba chiều của xác ướp, trong đó có các cơ quan nội tạng.
Sau 20 năm nghiên cứu, những tiến bộ
trong công nghệ cho phép các nhà nghiên cứu tạo ra nhiều hình ảnh có độ
phân giải cao và tái tạo tốt hơn, tiết lộ những chi tiết mới, song vấn
đề lớn –giới tính của xác ướp vẫn chưa được giải quyết.
Đây là một xác ướp bí ẩn. Rất ít thông
tin đi kèm với xác ướp khi nó được bảo tàng mua lại từ một nhà sưu tập
tư nhân. Xác ướp được đưa đến Mỹ từ những năm 1920. Nhưng không ai biết
nó được đưa tới bằng cách nào và ở vùng nào từ Ai Cập đến Mỹ.
Ở trong bao bì đóng gói của xác ướp, các
nhà nghiên cứu đã tìm thấy một bức chân dung khuôn mặt nam giới. Những
bức chân dung có vai trò như một định danh bổ sung cho người chết,
nhưng, dựa trên nghiên cứu trước đây về xác ướp Ai Cập, nhiều khi các
bức chân dung đi kèm lại không phải của người chết, Wisseman nói.
Đi kèm với xác ướp còn có hình ảnh của
các vị thần Ai Cập sơn bên ngoài bao bì. Cả hai phát hiện hình ảnh này,
tiết lộ thời điểm xác ướp được tạo ra khoảng năm 100, ở vùng Ai Cập
thuộc Đế chế La Mã.
Khuôn mặt xác ướp được tái tạo ba chiều
do các chuyên gia hình ảnh pháp y tại Trung tâm quốc gia về tìm kiếm trẻ
em bị lạc cho thấy, đứa trẻ có khả năng là người Tây Á hoặc Địa Trung
Hải.
Các sắc tố màu đỏ trên bao bì hóa ra là
oxit chì từ các mỏ Tây Ban Nha. Điều này cũng giống với nhóm xác ướp từ
thời La Mã tại Bảo tàng Spurlock. Nó được cho là loại hóa chất đắt tiền
thời đó chứng tỏ đứa trẻ này có thể thuộc về một gia đình giàu có. Tiến
hành phân tích nha khoa một cách chi tiết cho thấy, đây là đứa trẻ
khoảng 9,5 tuổi khi chết. Song một cố gắng trích xuất ADN từ một xương
chân để nghiên cứu đã không thành công.
Trong khi công nghệ hiện tại chỉ có thể
cung cấp manh mối giới hạn nhất định về xác ướp. Hy vọng trong tương lai
sẽ giải quyết được những vấn đề cơ bản còn lại. Các thành viên của nhóm
nghiên cứu lên kế hoạch thảo luận về kết quả hình ảnh mới vào ngày
2/10/2011, tại Bảo tàng Spurlock tại Urbana, bang Illinois.