Sản xuất than từ mùn cưa, bã mía
Viện Môi trường nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) vừa sản xuất thành công một loại than sinh học, TS Mai Văn Trịnh, Phó Viện trưởng Viện Môi trường nông nghiệp cho biết ngày 16/4.

Mẫu than sinh học được sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp của
Viện Môi trường nông nghiệp (Ảnh: Minh Cường)


Nguyên liệu để làm than sinh học có thể là dăm gỗ, mùn cưa, rơm, rạ, trấu, bã mía, ngô, cà phê… được đưa vào lò và nung dưới nhiệt độ trên 500 độ C. Sau một vài giờ, rác hữu cơ sẽ tự chuyển hóa thành than mà nông dân có thể dùng làm phân bón ruộng cho cây trồng. Khi bón vào đất, than sinh học có thể giúp đất tăng khả năng giữ nước, dưỡng chất và bảo vệ vi khuẩn có lợi cho đất, góp phần tăng sản lượng cây trồng. Bên cạnh đó, biochar còn đóng vai trò như bể chứa carbon tự nhiên- cô lập và nhốt khí CO2 trong đất, giúp làm sạch không khí.

TS Mai Văn Trịnh cho biết, nguồn sinh khối nông nghiệp ở Việt Nam hàng năm là khá lớn, ước tính khoảng 150 triệu tấn mỗi năm.
(Nguồn: Báo Đất Việt )