Tàu cao tốc dùng vật liệu nanocomposite
Mới đây, công ty Zyvex Marine (Mỹ) đã hạ thủy tàu có người lái đầu tiên dùng vật liệu mới nanocomposite.

Công ty Zyvex Marine vừa hạ thủy tàu tốc độ cao đầu tiên LRV-17 có tàu được làm từ vật liệu nano-composite.

Tàu LRV-17 được thết kế với mục đích làm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và bảo đảm tính ổn định khi biển động.

LRV-17 được thiết kế để đối phó với các vấn đề an ninh trên biển, gồm việc bảo vệ các tàu chở hàng khỏi nạn cướp biển ở ngoài khơi kh vực Sừng Châu Phi và các vùng lân cận (gần Somali).

Tàu LRV-17 được chế tạo từ vật liệu arovex, sợi nanocomposite và được gia cố bằng các ống nano carbon CFRP-CNT.

Vật liệu này sẽ làm giảm đáng kể trọng lượng của con tàu như vậy, qua đó giảm được lượng tiêu thụ nhiên liệu và tăng tầm hoạt động.

Tàu LRV-17 sử dụng vật liệu nano-composite.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên ngành đóng tàu sử dụng vật liệu nanocomposite làm vật liệu cấu trúc chính cho tàu có người lái.

Trước đó, năm 2010, công ty Zyvex đã hạ thủy tàu không người lái Piranhan dùng vật liệu nanocomposite.

Phó Giám đốc công nghệ Zyvex Byron Nutli cho biết, việc chế tạo tàu có người lái LRV-17 được tiến hành sau khi hoàn tất thử nghiệm tàu Piranha cũng như áp dụng vật liệu nano trong thiết kế các cửa, các nắp và các thành phần cấu trúc khác.

Tàu LRV-17 có chiều dài 17m, thân tàu có hình chữ V, trên tàu được thiết lập cấu trúc ổn định chủ động kiểu con quay hồi chuyển để cải thiện tính điều khiển và giảm sóc.

Tàu được điều khiển bởi 2 thủy thủ, trong khoang bố trí thêm bốn ghế ngồi khác có độ bền cao. 

Tàu đạt tốc độ đến 40 hải lý/h, tầm hoạt động 2.775 km (gấp ba lần phạm vi hoạt động của tàu có kích thước tương đương).

Tàu LRV-17 thích hợp cho các nhiệm vụ tuần tra, hộ tống các tàu vận tải và đảm bảo an ninh trên biển vì nó có tầm hoạt động rộng và tốc độ cao hơn những tàu có kích thước tương và có lẽ đây sẽ là kỷ nguyên mới cho ngành đóng tàu thế giới.

(Nguồn: datviet )