Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát trong giai đoạn
2011-2020, Việt Nam có nền khoa học và công nghệ phát triển cân đối,
đồng bộ giữa các lĩnh vực, hiện thực hóa vai trò nền tảng, động lực then
chốt của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội, quốc
phòng, an ninh.
Phấn đấu đến năm 2020, khoa học và công nghệ góp phần
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế, giá trị sản
phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45%
tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu năm 2015, tổng đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ đạt 1,5% GDP và trên 2% GDP vào năm 2020.
Bộ trưởng Nguyễn Quân. Ảnh: Tiến Dũng.
Về cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ, những năm
tới sẽ triển khai mô hình hợp tác công-tư trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ; phát triển các hình thức hợp tác nghiên cứu, đổi mới công
nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực giữ khu vực công và tư.
Chiến lược đặt mục tiêu chuyển các tổ chức khoa học và
công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật, thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ
theo đặt hàng của Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương, các doanh
nghiệp và tổ chức khác.
Trước đó, trả lời về nguyên nhân khiến trình
độ khoa học Việt Nam thấp hơn các nước láng giềng, Bộ trưởng Bộ Khoa
học Nguyễn Quân cho biết, nguyên nhân là do nguồn lực đầu tư cho khoa
học còn thấp. Bộ trưởng đề xuất, mức đầu tư cho khoa học phải gấp 4 đến 5
lần so với hiện nay. Hiện mức đầu tư cho khoa học huy động từ cả nguồn
ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp chỉ đạt 800 triệu đô la, trong
khi đó nhu cầu hoạt động công nghệ theo tôi cần 3-4 tỷ đô la mới đáp ứng
nhu cầu. |