Nhìn thấy phi thuyền UFO đang "hút" nhiên liệu?
Những bức ảnh chụp mặt trời hôm 12/3 bằng kính thiên văn cho thấy một vật thể mờ mờ có kích thước gần bằng một hành tinh nối với mặt trời bởi một sợi dây có màu tối.

Nhiều bức ảnh ghép lại cho thấy vùng ánh sáng tỏa ra từ mặt trời bao trùm lấy vật thể, sau đó vật thể hình cầu tách khỏi mặt trời và phóng vào vũ trụ.

Các nhà khoa học ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã dựng lên đoạn phim bằng cách ghép lại các bức ảnh được chụp bởi Đài thiên văn động lực học mặt trời. Sau khi được đưa lên YouTube, đoạn phim nhanh chóng thu hút sự chú ý. Một số người cho rằng vật thể trong thước phim là một phi thuyền UFO đang nạp nhiên liệu bằng cách hút các hạt mang điện tích từ mặt trời hay ít nhất thì đó là một hành tinh mới vừa chào đời.

Tuy nhiên, các nhà khoa học NASA cho biết họ rất hay gặp hiện tượng này. Đây là một kiểuhoạt động của mặt trời mà họ gọi là “tai lửa”.

“Tai lửa” được tạo thành khi các hạt plasma có nhiệt độ thấp hơn nhưng mật độ lớn hơn bao quanh một quầng hào quang nóng khoảng 2 triệu độ C, Joseph Gurman, nhà khoa học đang công tác tại Trung tâm Goddard, giải thích.

Vẫn chưa rõ những tai lửa phát triển như thế nào, nhưng những vầng plasma dày đặc có thể cách bề mặt mặt trời tới hàng nghìn dặm.

Bức ảnh cho thấy một vật thể mờ mờ có kích thước gần bằng một hành tinh nối với mặt trời bởi một sợi dây có màu tối.
Bức ảnh cho thấy một vật thể mờ mờ có kích thước gần bằng một hành
tinh nối với mặt trời bởi một sợi dây có màu tối. (Nguồn: Livescience)

“Khi những tai lửa càng cách ra rìa mặt trời thì đó thường là dấu hiệu cho thấy chúng sắp nổ, như trong trường hợp vừa rồi", Gurman nói.

C. Alex Young, nhà vật lý học thiên thể của NASA và là người đang điều hành trang web The Sun Today, giải thích rằng tai lửa nằm dưới một đoạn dây nối trông như sợi tóc. Những cấu trúc này không có gì bất thường vì các nhà khoa học rất hay quan sát được.

Nhưng tại sao tai lửa lại tối? Gurman giải thích rằng tất cả ánh sáng trong những bức ảnh SDO đều có cùng màu – một chiều dài bước sóng cụ thể được phát ra bởi các nguyên tử sắt đã bị ion hóa 13 lần. Sợi dây tối trong bức ảnh là một phần của tai lửa đã hấp thu ánh sáng của màu sắc này, khiến vật thể xuất hiện trong các bức ảnh có màu tối.

Trong các bức ảnh chụp liên tiếp cho thấy tai lửa được bao quanh bởi vầng sáng, sau đó tai lửa cùng với sợi dây nối nhanh chóng vụt bay vào vũ trụ. Theo Gurman, vầng sáng bao quanh tai lửa rất có thể là đợt bùng phát từ trường từ mặt trời, gọi là sự phun trào nhật hoa.

(Nguồn: Đất Việt )