Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT
Sáng 23/03, Bộ GD&ĐT đã quyết định chính thức 6 môn thi tốt nghiệp năm 2013, công văn đã được gửi về các Sở GD&ĐT của 63 tỉnh thành trên cả nước vào trưa cùng ngày.

Ngoài 3 môn thi bắt buộc dành cho học sinh hệ THPT gồm: Toán, Văn và Ngoại ngữ; năm nay, Bộ GD&ĐT đã có chút thay đổi bất ngờ, mà đối với giới chuyên môn, đây là một quyết định tích cực về 3 môn còn lại.

Ảnh: Hoàng Hà.
Các môn thi tốt nghiệp năm nay có chút bất ngờ đối với thi sinh. Ảnh: Hoàng Hà.

Đối với hệ giáo dục thường xuyên, 6 môn thi tốt nghiệp vẫn giữ như cũ (như năm 2012), cụ thể là Toán, Văn, Vật lý, Hoá học, Lịch sử và Địa lý. Các môn Vật lý, Hóa học sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý sẽ thi theo hình thức tự luận.

Đối với hệ THPT, 6 môn thi tốt nghiệp năm nay bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Thể dục, Giáo dục công dân và Công nghệ.

Đây là nét mới, khá bất ngờ đối với tất cả các học sinh khi đưa vào 3 môn Thể dục, Giáo dục công dân và Công nghệ làm môn thi tốt nghiệp năm nay. Theo ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐTđã họp bàn kỹ trước khi đưa ra quyết định trên.

Ảnh: Internet
TS. Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Internet.

Ông Vũ Đình Chuẩn cho biết thêm: "Bộ GD&ĐT đã quyết định đưa 3 môn Thể dục, Giáo dục công dân và Công nghệ trở thành 3 môn thi chính thức bắt buộc kể từ năm nay (2013) bên cạnh 3 môn bắt buộc từ trước là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ". Ngoài ra, Bộ GD&ĐT không giải thích lý do gì thêm khi quyết định đưa 3 môn trên trở thành 3 môn thi bắt buộc.

Ông Trần Trảm Phong - Giáo sư Tiến sĩ Khoa cơ khí, Chuyên ngành Chế tạo quạt gió Đại học Khai Minh (Tây Ninh) - phát biểu ý kiến: "Theo cá nhân tôi, 3 môn Thể dục, Giáo dục công dân, Công Nghệ (TD,GDCD&CN) là cần thiết và hợp lý đưa vào thi tốt nghiệp. Ông bà ta có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn". Vấn đề đạo đức đối với người Á Đông được đặt lên hàng đầu, có tầm quan trọng trong việc đánh giá nhân cách con người. Trước tình hình giới trẻ ngày càng "tây hoá" với lối sống buông thả, nhân cách đạo đức ngày càng suy giảm, tôi nghĩ Bộ đã rất hợp lý khi đưa môn GDCD vào thi. Điều đó sẽ giúp học sinh có lối suy nghĩ tích cực hơn, tu sửa, cải thiện, phát triển nhân cách toàn diện. Hơn nữa, Bộ hướng đến việc cải cách giáo dục, đến năm 2015, có thể học sinh phổ thông chỉ còn học 7 môn, trong đó môn GDCD là bắt buộc. Bên cạnh việc học tập trao dồi kiến thức, thể chất - sức khoẻ đóng vai trò quan trọng không kém. Xưa có câu: "Trí tuệ minh mẫn chỉ có trong cơ thể cường tráng". Đa phần học sinh phổ thông hiện nay, ít chú trọng sức khoẻ, một số do áp lực học tập văn hoá quá mức, một số thực hành tin học quá nhiều, và còn vô vàn lý do khác. Cơ thể yếu sẽ dễ bị suy nhược, trí nhớ kém, khó tiếp thu kiến thức. Hệ quả về lâu có thể dẫn đến tử vong hoặc các căn bệnh hiểm nghèo, như là liệt dương, yếu sinh lý, nghiêm trọng hơn là vô sinh. Đó là vấn đề đau đầu đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân tài ở nước ta. Việc đưa môn Thể dục vào thi tốt nghiệp sẽ giúp các em chú trong hơn trong vấn đề bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể chất của bản thân. Còn về môn Công nghệ, theo tôi nghĩ thì có lẽ quan điểm của Bộ nhận thấy rằng, học sinh nước ta hiện nay có lẽ thiếu nhiều kỹ năng sống, môn học này có thể giúp ích cho học sinh phổ thông trang bị các kiến thức thường thức trong cuộc sống thường ngày. Tôi được biết rằng, Bộ có chủ trương tăng tiết thực hành môn Công nghệ hơn là học lý thuyết suông trong những năm tiếp theo. Với chương trình 3 năm cấp THPT, các em có thành thạo kỹ năng nuôi heo nuôi gà, vẽ thiết kế đơn giản, thay sửa bóng đèn, ...v..v. Tôi chỉ lấy vài ví dụ đơn giản để chỉ ra tầm quan trọng của môn Công nghệ đối với học sinh hiện nay. Tóm lại, việc đưa 3 môn TD,GDCD&CN làm 3 môn thi chính thức bắt buộc bên cạnh các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ là cần thiết, đó là quyết định đúng đán, mang tính tích cực của Bộ GD&ĐT trong việc phát triển toàn diện học sinh phổ thông. Là bước đệm ban đầu trong việc cải cách giáo dục, phát triển dân trí, bồi dưỡng nhân tài các thế hệ sau của Việt Nam. Tôi hoàn toàn hoan nghênh quyết định này"

Còn về phía học sinh, bên cạnh những ý kiến không đồng tình về thay đổi bất ngờ này của Bộ, thì cũng có rất nhiều ý kiến tích cực. Bạn Đoàn Mai Vỹ Lan - học sinh lớp 12, với địa chỉ email: dm_vl_1995@gmail.com - gửi email về cho toà soạn: "Em rất đồng tình với Bộ GD&ĐT. Lâu nay, bọn con trai đẹp chúng nó thường ẻo lả, nhìn mà tiếc đau tiếc đớn. Mong là môn Thể dục được chú trọng sẽ giảm bớt tình trạng này". Bạn Nguyễn Chung Tình - cũng là 1 học sinh lớp 12 nói: "Đằng nào trước sau cũng đi nghĩa vụ, thôi thì rèn luyện thể chất để ôn thi tốt nghiệp môn Thể dục trước cũng khá ok. Vả lại, thực trạng hiện tại là có quá nhiều bạn học sinh văng tục trong trường học. Có lẽ môn Giáo dục công dân được tặng tiết sẽ khắc phục tình trạng này. Nói thật chứ em lôi cả dòng họ bọn nó ra vẫn *beep* chửi lại! *beep* *beep*, ức chế vờ *beep*. Hy vọng tụi nhỏ sau này không ức chế như em"

Đọc giả Lê Bão Tố - du học sinh Hà Lan, Khoa Năng lượng, chuyên ngành Điện Gió - ý kiến: "Các nước có ngành giáo dục phát triển trên thế giới từ lâu đã chú trọng giáo dục nhân cách, kỹ năng sống và thể chất học sinh. Nên tôi nghĩ đây là một thay đổi tích cực trong nền giáo dục Việt Nam"

Ngoài những thay đổi mới về môn thi, thì các quy định về quy chế thi tốt nghiệp năm nay không có gì thay đổi. Thí sinh được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi như bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình không được gắn linh kiện điện, điện tử. Ngoài ra, máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ cũng được phép mang vào phòng thi.

Học sinh lớp 12 được Bộ GD&ĐT triệu tập tham gia thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và người học khiếm thị được miễn thi tốt nghiệp THPT.


(Nguồn: vnexpress.net )