Từ giảng đường đến các khu học tập, từ nhà trọ đến kí túc xá, không
nhiều sinh viên nghiêm túc với việc tự học, ôn bài trước và sau khi lên
giảng đường, tự tìm tòi để mở rộng kiến thức… Đến nỗi một bạn sinh viên ở
KTX trường KHXH&NV TP.HCM đã phải thốt lên khi nói chuyện với phóng
viên: “Sao em thấy giờ đây hình ảnh bạn sinh viên bên ngọn đèn thức
khuya học bài trở nên xa xỉ quá”. Thay vào đó là sự nhiệt tình hết mình
của sinh viên với các hoạt động vui chơi, giải trí, nào là karaoke, tiệc tùng sinh nhật, đi chơi xa, đánh bài, nhậu nhẹt…đến quên ngày tháng.
|
Mải chạy theo những thú chơi, việc ôn thi chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của một bộ phận sinh viên (Ảnh minh họa)
|
Một năm học với hai kì thi không phải là việc quá khó với những sinh
viên mang tư tưởng học đối phó. Những đề cương ôn thi do giảng viên cung
cấp để giới hạn nội dung thi vô tình đã tạo thêm “động lực” cho phong
trào ăn chơi quên học của một bộ phận sinh viên. Suy nghĩ “nước đến
chân… càng dễ nhảy cao hơn” khiến họ thờ ơ, bàng quan với việc học. Đứng
trước kì thi, họ tuyệt nhiên không tồn tại khái niệm là phải học bài để
thi, mà thay vào đó là “chuẩn bị” để thi, tức là chuẩn bị đối phó với
kì
thi. Tìm hiểu mới biết hiệu ứng của thứ “lí luận” này lan truyền trong
sinh viên thật mạnh mẽ...
Những “chiêu độc” đối phó kì thi
Chứng kiến quy trình chuẩn bị cho kì thi cuối kì của nhiều sinh viên,
bạn sẽ không ít lần tròn mắt ngạc nhiên về tính “chuyên nghiệp” của họ.
Khoảng một ngày, thậm chí là mấy giờ đồng hồ trước lúc thi, cuộc chiến
thực sự với môn thi mới bắt đầu.
Phòng Nam có bốn bạn ở với nhau cùng học năm 3 trường ĐH GTVT TP.HCM.
Bình thường sinh hoạt trong phòng cũng chỉ xoay quanh việc đánh bài,
lướt web, chơi game, nhậu nhẹt…thi thoảng lắm mới thấy họ ngồi vào bàn
đọc sách. Thế nhưng, cách ngày thi vài hôm, cả phòng trở nên hối hả,
không khí học tập chưa bao giờ sôi động đến thế.
|
Đứng trước kì thi, họ tuyệt nhiên không tồn tại khái niệm là phải học bài để thi - (Ảnh minh họa)
|
Trước việc giám thị ngày càng nghiêm ngặt hơn trong công tác coi thi,
“chiêu thức” chép phao bằng bút không mực vào giấy thi xem ra hiệu quả,
giám thị rất khó phát hiện.
Để thực hiện, họ hì hục chuẩn bị giấy thi (bán nhiều ở cổng các trường
ĐH), chuẩn bị bút hết mực, nếu không có thì phải thổi cho mực ra hết.
Sau đó xem đề cương, tuyển chọn những câu có khả năng thầy sẽ ra rồi cứ thế say sưa chép, chép kín kẽ bốn mặt giấy, hết tờ này qua tờ khác. Một “quy trình” hết sức kín kẽ và gọn gàng.
Công việc chép phao bằng bút không mực cũng thực “vất vả”, lắm chuyện
bi hài. Nam chia sẻ “vì là chép bằng bút không mực nên nhiều lúc không
biết chép đến đoạn nào rồi, phải chép liên tục, chép đến hoa cả mắt, có
khi đoạn sau lại chồng lên đoạn trước; đã thế chép xong còn tìm cách bảo
quản sao cho chữ không bị mờ đi, chứ mà để cho cái gì nó đè bẹp lên là
cả buổi coi như công toi”. Lắm lúc gấp quá nên chuyện thức trắng đêm
chép phao là chuyện bình thường. Nhìn cảnh họ cặm cụi chép, sửa, photo,
rồi xé bỏ khi chép sai… nhiều người chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm.
Một chiêu thức được coi là mới mà không phải ai cũng đủ độ “quái” và
bản lĩnh để sử dụng là ngồi đoán câu hỏi đề thi sẽ ra dựa vào đề cương,
rồi ghi bài làm sẵn vào giấy thi đã mua trước đó để nếu trúng đề thì
dùng luôn, không phải chép phao nữa.
Khi vào phòng thi, sinh viên mang theo bài làm này bảo đảm giám thị
không thể phát hiện được vì nó là giấy thi. Chiêu này được giới sinh
viên gọi là là chiêu thức “2 trong 1”, nghĩa là chép một lần nhưng đạt
được hai mục đích, hoặc dùng làm bài thi, hoặc làm phao, mang lại hiệu
quả rất cao trong thực tế. Đối với chiêu thức này thì đề cương của thầy và “khả năng” suy đoán của sinh viên là hai yếu tố quyết định thành công.
Theo Thông (sinh viên ĐH GTVT TP.HCM) lí luận thì “thông thường khi
giảng viên đã cho đề cương thì ít khi ông ra ngoài nội dung đó, còn “khả
năng” suy đoán của sinh viên là ở chỗ sự “nhạy cảm” cùng với việc vận
dụng nhiều công cụ khác nhau để đoán được là thầy sẽ ra câu nào để chép
cho sát”. Đồng thời cậu cũng đưa ra thành công của chiêu thức này là
60%, được rất nhiều bạn sinh viên sử dụng.
|
Thời thế tạo anh hùng, hoàn cảnh đưa đẩy khiến sinh viên sáng tạo những độc chiêu không ai có - (Ảnh minh họa)
|
Một chiêu thức hết sức đặc biệt khiến ai cũng phải ngả mũ thán phục
khi nghe đến, đó là chiêu thức vạch kế hoạch chi tiết cho các bước hành
động trong phòng thi. Nghe có vẻ hơi lạ, giống như kế hoạch đánh trận
trong quân sự, thế nhưng cách làm đó đã được các bạn sinh viên “mã hóa”
đưa vào phòng thi. Đó là hành động bên cạnh việc chuẩn bị phao thi, sinh
viên hình dung về những diễn biến diễn ra trong phòng thi và lên kế
hoạch đối phó, nhằm mục tiêu bằng mọi giá phải “trụ hạng”.
Đây là kế hoạch của một bạn sinh viên: “Vào phòng thi, tớ sẽ lựa chọn
ngồi cuối cùng để khuất ông thầy cho dễ giở tài liệu, nếu không may
không được ngôi bàn cuối sẽ lên bàn ba phía trong góc. Khoảng 10 phút
đầu không giở được, vì lúc đó thầy đang tập trung, tớ sẽ tranh thủ quay
bài mấy thằng giỏi, được tí nào hay tí đó. Xong xuôi, bắt đầu từ giữa
giờ bằng mọi cách phải giở tài liệu, giở mạnh vào cuối giờ vì lúc đó ông
thầy bận thu bài mấy đứa nộp sớm”.
|