banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Cảm biến cảnh báo hạn dùng thực phẩm theo màu sắc
(www.phatminh.com) Các nhà khoa học đã sáng chế một bộ phận cảm biến thu nhỏ, chuyển màu khi thực phẩm, chẳng hạn như sữa, suy giảm chất lượng, giúp chủ nhân biết khi nào thức ăn, đồ uống đã bị biến chất đến mức không dùng được nữa. Phát minh này được kỳ vọng sẽ thay thế cho việc in hạn dùng trên bao bì sản phẩm trong tương lai.

Miếng màu đặc biệt có kích thước nhỏ hơn móng tay. Nó chứa một loại gel là hỗn hợp của các kim loại và hóa chất, bao gồm cả những mảnh vàng tí hon, một hợp chất bạc và vitamin C.

Hiện tại, nhóm sáng chế mới tạo ra một nguyên mẫu cảm biến màu dành riêng cho sản phẩm sữa. Trong các thí nghiệm, khi mới gắn vào hộp đựng sữa, gel có màu đỏ, nhưng sẽ chuyển màu theo thời gian do các thành phần của nó phản ứng với nhau.

Tốc độ chuyển màu tương ứng với tốc độ phát triển của vi khuẩn E coli gây ngộ độc thực phẩm ở những nhiệt độ khác nhau. Khi cảm biến chuyển sang màu xanh lá cây, điều đó đồng nghĩa vi khuẩn đã phát triển với số lượng đủ để khiến sữa ôi hỏng.

Tiến sĩ Chao Zhang thuộc Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), trưởng nhóm sáng chế, cho biết, cảm biến màu có thể được điều chỉnh để giám sát sự tươi mới cũng như chất lượng của những thực phẩm, đồ uống khác và thậm chí cả thuốc men. Ngoài việc theo dõi tốc độ phát triển của vi khuẩn E.coli trong sữa, miếng cảm biến có thể được lập trình để kiểm soát sự sinh sôi của những vi sinh vật khác, gây biến chất sản phẩm.

Theo tiến sĩ Zhang, ưu điểm của miếng cảm biến màu là giá thành rẻ và chỉ cần gắn bên ngoài bao bì sản phẩm. Chỉ cần nhìn màu của miếng cảm biến, chúng ta sẽ biết còn có thể sử dụng sản phẩm được nữa không và nó đã bị biến chất tới mức nào.

Cảm biến màu đang được nhiều chuyên gia đánh giá là một phát minh mang tính đột phá, có thể giúp người tiêu dùng giám sát chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn so với hạn dùng thông thường in ngoài bao bì sản phẩm.

(Nguồn: Vietnamnet, Daily Mail )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
57 nhà sáng chế 'chân đất' bán công nghệ tại Techmart quốc tế (16/12/2015)
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá (16/12/2015)
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản (17/7/2015)
Xe máy chạy bằng năng lượng gió (16/7/2015)
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ (14/7/2015)
Những sáng chế hữu dụng cho người nghèo (8/4/2014)
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần (1/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Sáng chế loài cây mọc ra dầu cá Omega-3 (19/3/2014)
Học sinh 12 tuổi chế tạo máy in chữ nổi từ Lego (18/3/2014)
8 phát minh vĩ đại từng bị coi thường (13/3/2014)
Người Việt sáng chế đèn led tiết kiệm điện 70% (13/3/2014)
Máy bay không người lái trang bị camera (12/3/2014)
Nghệ An: Phát hiện hũ tiền cổ nghìn năm, gần 10kg trong vườn (31/12/2013)
Cải tiến thiết bị kiểm tra mạch điện dàn phóng Kachiusa (31/12/2013)
Mẫu giày có thể tự tái tạo sau 1 đêm (31/12/2013)
Sinh viên chế tạo áo thun không thấm nước (21/12/2013)
Chế tạo máy hút ô nhiễm cho bầu trời (19/12/2013)
Sản xuất nhiên liệu từ khí ợ hơi của bò (19/12/2013)
Robot ”khủng” làm từ phế liệu ô tô (19/12/2013)
Cụ ông 70 tuổi sáng chế ghế giường đa năng (16/5/2013)
Dựng nhà từ chai nhựa tái chế (26/4/2013)
Đã sáng chế ra máy dự báo thời gian - Sự thật hay trò đùa? (22/4/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Xe máy chạy bằng năng lượng gió
57 nhà sáng chế ‘chân đất’ bán công nghệ tại Techmart quốc tế
25 Sáng chế hay nhất do Tạp chí Time đánh giá
8 ứng dụng khoa học không tưởng từ những thứ đơn giản
Tay lái thông minh phát hiện lái xe buồn ngủ
Chế tạo đèn LED siêu mỏng, dày hơn nguyên tử 3 lần
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt