Sản xuất cồn từ phế liệu nông nghiệp
Hiện nay, ở Việt Nam việc sản xuất cồn chủ yếu từ rỉ đường mía nên hiệu suất tạo cồn chưa cao, chưa tận dụng được các chế phẩm sản xuất từ cồn nên giá thành cồn đắt hơn giá thành chung của khu vực.

Ảnh minh hoạ

      Rỉ đường mía là phụ phẩm của ngành mía đường ở thể lỏng, màu nâu đỏ có chứa một số chất khoáng, kim loại...

      Một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh học nhiệt đới vừa thành công trong việc sản xuất cồn từ bã khoai mì, khoai mì lát. Bằng công nghệ đường hóa tinh bột, cứ 15 kg bã khoai mì hoặc 2,5 kg khoai sẽ sản xuất được 1 lít cồn 94,5%.

     Cồn từ phế liệu nông nghiệp này sẽ có giá rẻ hơn so với cồn từ rỉ đường mía khoảng 20%; mặt khác lại cho chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi giảm ô nhiễm môi trường do việc phơi bã khoai mì gây ra.

     Được biết, tổng sản lượng khoai mì tại Việt Nam là 2,7 triệu tấn/năm. Mỗi ngày một nhà máy sản xuất tinh bột có công suất 200 tấn/ngày sẽ thải ra khoảng 100 tấn bã khoai mì, độ ẩm 80%, tương đương khoảng 67 lít cồn.

(Nguồn: Người lao động )