Con người tồn tại vô nghĩa hay có nghĩa?
Có bao giờ chúng ta tự hỏi, con người sinh ra rồi chết đi trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi, chẳng lẽ con người chỉ tồn tại như một ngọn nến thắp sáng lên rồi vụt tắt, chẳng có ý nghĩa và nghĩa lí gì sao? và câu hỏi nổi tiếng của nhà phật “trước khi sinh ta, ta là ai - sau khi sinh ta rồi ta lại là ai”.
Để giải thích những điều trên và tại sao con người, tất cả các loài động vật trên trái đất lại có sự tiến hóa, dân số loài người ngày càng tăng nhanh, cũng như là giải thích tại sao có ma và khi chết con người sẽ về đâu. Cần có một giả thiết để liên kết chuỗi sự kiện lại với nhau.

Đó là giả thiết ngắn: Thế giới thực là thế giới thứ hai.

Thực ra thì thế giới sống hiện tại, thế giới thực của mình tạm gọi là thế giới thứ hai là nơi chúng ta đang sinh sống, còn thế giới thứ nhất được gọi là của những sóng điện từ, ở đó tất cả con người điều là dạng sóng. Chính thế giới thứ nhất đã tạo ra thế giới thứ hai để vì các lí do sau:

- Thế giới sóng điện từ là một thế giới buồn tẻ.

- Để biết thế nào là cảm giác vui, buồn, yêu, ghét, giận, hờn, đau đớn, sung sướng và cảm nhận 5 giác quan của con người.

Họ đã quyết định tạo ra thế giới thứ hai. Ban đầu họ chỉ tạo ra một thế giới đơn giản, sau đó họ dần cải tiến và cuối cùng họ dừng ở loài người (sự tiến hóa). Lúc đầu xuất hiện loài người thì số lượng rất ít, chính những người này sau khi chết đã trở về thế giới thứ nhất (chết đi sẽ đi về đâu), kể lại trải nghiệm của họ và mọi người đều cảm thấy thích thú. Và ai cũng muốn tranh nhau xuống thế giới thứ hai, làm cho dân số thế giới tăng nhanh từ vài người cho đến hiện nay gần 8 tỉ người (gia tăng dân số).

Như chúng ta đã biết mỗi con người đều có sóng điện từ riêng, khi chết sóng điện từ thoát ra và trở về thế giới thứ nhất. Đôi khi có một vài người còn lưu luyến nên chưa muốn đi về dẫn đến kết quả là chúng ta nhìn thấy ma.

Như vậy con người tồn tại không phải là vô nghĩa, mà là để trải nghiệm cảm giác thực của thế giới thứ hai. Con người chúng ta không bao giờ mất đi mà là trở về nhà thôi.

(Nguồn: Phùng Hoàng Nhân )