Tương lai nào cho năng lượng gió thế giới?
Theo dự báo của GWEC, công suất năng lượng gió toàn cầu sẽ đạt 493GW vào năm 2016 so với mức 238GW năm 2011. Số nhà máy phong điện tăng vọt tới 8%/năm tương đương với công suất 59GW vào năm 2016 so với mức 41GW năm 2011.

Một trại phong điện ở Ấn Độ

Tuy nhiên, nhịp độ tăng này cũng không theo kịp nhịp độ tăng năng lực của các công ty chế tạo các tuabin gió. Do tăng năng lực chế tạo quá nhanh và sự cạnh tranh của Trung Quốc, các công ty chế tạo tuabin gió lớn nhất thế giới phải giảm nhịp độ chế tạo và giảm 4% giá thành trong nửa đầu năm 2011.

GWEC nhấn mạnh 5 năm tới sẽ là thời kỳ khó khăn của các công ty chế tạo tuabin gió do nguồn cung quá dư thừa và sức ép giảm hoạt động do khủng hoảng kinh tế. Ngành công nghiệp năng lượng gió cần chính sách ổn định để có thể phát huy hết tiềm năng, thu hút nguồn đầu tư mới và tạo ra hàng nghìn việc làm. Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất của tuabin gió. Ấn Độ chiếm hầu hết mức tăng công suất năng lượng gió của châu Á với mức tăng thị trường trung bình 5GW vào năm 2015.

Ở châu Âu, nhịp độ tăng công suất năng lượng gió của Rumani, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Thuỵ Điển vượt quá nhịp độ giảm ở Tây Ban Nha. Ở Mỹ Latinh, Brazil trở thành thị trường quốc tế quan trọng và chiếm tới 75% trong 8,6GW tăng công suất năng lượng gió của toàn khu vực trong 5 năm tới.

(Nguồn: Petro Times )