Nghiên cứu mới có thể là hy vọng của những người khiếm thị.
Nhóm nghiên cứu thuộc trường Y tế Weill – trường đại học Cornell, đã phát hiển một thiết bị mắt nhân tạo có thể thu thập thông tin từ thế giới bên ngoài và giải mã chúng thành một chuỗi hoạt động điện mà não có thể đọc được như một hình ảnh trong võng mạc của mắt. Nhà thần kinh học Sheila Nirenberg, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết tại cuộc hội thảo TEDMED mới đây ở San Diego (Mỹ): “Chúng tôi đã nghiên cứu não bộ sử dụng các chuỗi hoạt động điện như thế nào để nhìn và nghe một đối tượng. Từ đó, chúng tôi đã ứng dụng điều này để phát triển những con mắt nhân tạo”. Nếu một người bị tổn thương võng mạc không thể nhìn thấy ánh sáng, cơ hội điều trị thành công cho những bệnh nhân này là rất thấp hay nói cách khách họ có thể bị mù vĩnh viễn. Tuy nhiên, với thiết bị mắt nhân tạo mới, não bộ của những người mù có thể cảm nhận được hình ảnh bên ngoài như thông qua một cặp mắt bình thường. Hiện tại, thiết bị mắt nhân tạo đang được thử nghiệm trên chuột. Các nhà khoa học hy vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ có thể được sử dụng giúp những người mù quan sát được thế giới xung quanh như người bình thường trong vòng 1 thập kỷ tới. “Cho tới nay, thiết bị mắt nhân tạo của chúng tôi mới chỉ được thử nghiệm trên chuột, nhưng chúng tôi hy vọng phương pháp này sẽ được ứng dụng trên người trong vòng chưa đầy 10 năm nữa”, tiến sĩ Sheila Nirenberg cho biết trên Daily Mail. Trước đó, một số thiết bị mắt nhân tạo đã được phát triển và thử nghiệm, nhưng những thiết này chỉ cho phép người mù nhìn được những hình ảnh rất mờ. |