Nghiên
cứu trên đã châm ngòi cho cuộc tranh cãi dữ dội và gây chia rẽ giữa các
nhà nghiên cứu. Một số người cho rằng đáng lẽ không nên thực hiện một
nghiên cứu như thế.
Chủng H5N1 hiện nay khiến 500 người
thiệt mạng, và chưa đủ độc lực để gây ra đại dịch toàn cầu. Nhưng người
ta sợ rằng loại virus biến đổi có thể được sử dụng trong chiến tranh
sinh học nếu rơi vào tay kẻ xấu.
Chủng virus vừa được tạo ra có thể giết chết hàng triệu người cùng lúc.
Nhà virus học Ron Fouchier ở Trung tâm y
tế Erasmus ở Hà Lan đứng đầu nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 5 biến đổi
gene của virus cúm gia cầm khiến nó có khả năng lây lan nhanh hơn.
Ông tiến hành thử nghiệm trên loài chồn
sương vì động vật lâu nay vẫn được dùng để thử nghiệm virus cúm, và
chúng có hệ hô hấp tương tự như con người.
Fouchier đã chuẩn bị tinh thần sẽ bị báo
chí công kích, nên ông thuê một cố vấn để đề ra chiến lược truyền
thông. Lúc đầu, nghiên cứu được thực hiện chỉ để hiểu đầy đủ hơn về
H5N1.
Fouchier thừa nhận chủng virus do mình tạo ra là “một trong những virus nguy hiểm nhất con người có thể tạo ra”, và vẫn muốn xuất bản báo cáo mô tả quá trình tạo ra chủng virus này.
Nghiên cứu châm ngòi cho một cuộc tranh
luận gay gắt giữa vấn đề tự do nghiên cứu khoa học và kiểm soát nghiên
cứu. Nghiên cứu khoa học có thể giúp ích cho sức khoẻ cộng đồng, nhưng
cũng có thể được sử dụng để khủng bố sinh học.
Một nghiên cứu khác trên virus H5N1 do các nhà khoa học ở ĐH Wisconsin và ĐH Tokyo thực hiện cũng cho kết quả tương đương.
Cả hai báo cáo đều đang được xem xét bởi Hội đồng khoa học quốc qua vì an toàn sinh học của Mỹ (NSABB).