|
Hiểm họa mới từ chuột nhà châu Âu |
|
|
Các nhà khoa học cho biết, một số chuột nhà ở châu Âu đã phát triển được khả năng chống lại những chất độc mạnh nhất dùng để tiêu diệt chúng. |
|
|
Chuột nhà châu Âu đã phát triển được khả năng chống lại
những chất độc mạnh nhất dùng để tiêu diệt chúng nhờ lai giống với một
loài chuột Algeria. Ảnh: BBC
|
Theo hãng thông tấn BBC,
các con chuột nhà ở Đức và tây Ban Nha đã nhanh chóng trang bị thêm "vũ
khí sinh tồn" bằng cách lai giống với một loài chuột Algeria mà chúng
đã ly khai từ hơn một triệu năm qua. Các nhà nghiên cứu nói, kiểu truyền
gen này giữa các loài khác nhau rất khác thường và lâu nay thường chỉ
được phát hiện ở thực vật và vi khuẩn.
Các nhà khoa học lo ngại, dạng tiến hóa nhanh chóng nhưng hiếm hoi này
có thể báo trước sự sinh sôi nảy nở của các thế hệ gặm nhấm mới, có khả
năng kháng cự lại hầu hết những chất hóa học dùng để tiêu diệt chúng. Ví
dụ như trường hợp của warfarin - một loại thuốc được sử dụng rộng rãi
trong y học như chất chống đông máu, ngăn chặn việc hình thành các cục
máu đông gây hại. Nó hoạt động thông qua việc ức chế một protein được
gọi là VKORC1, vốn quyết định khả năng sản sinh vitamin K cần thiết cho
quá trình đông máu của chúng ta.
Quá nhiều warfarin có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết gây tử vong.
Chính đặc tính này đã khiến warfarin được ứng dụng vào việc sản xuất một
loại thuộc diệt chuột trong những năm 1950. Tuy nhiên, các con chuột
dần dần đã phát triển được khả năng kháng warfarin và nhiều nhóm chuột
sở hữu thứ vũ khí mới này đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp thế
giới.
Giáo sư Michael Kohn thuộc Đại học Rice ở Houston, Texas (Mỹ) và là
người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, khẳng định: "Nghiên cứu của chúng tôi rất
đặc biệt vì nó liên quan đến cả việc lai tạo giữa hai loài chuột đã ly
khai nhau từ 1,5 - 3 triệu năm qua. Hầu hết con cái của chúng không sinh
sản vì bị vô sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một cánh cửa nhỏ cho việc di
truyền gen từ thế hệ này sang thế khác do vẫn có một số ít chuột cái có
khả năng sinh sản".
Nhờ số chuột cái có khả năng sinh sản ít ỏi này, số lượng lớn chuột ở
Tây Ban Nha và Đức đã thu được khả năng kháng độc tuyệt vời trong một
thời gian rất ngắn, dù các nhà khoa học vẫn không chắc thời điểm xảy ra
cuộc trao đổi gen đầu tiên.
|
|
(Nguồn:
Theo Vietnamnet
)
|
|
|
|
|